Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 29)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

Trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương. Đến nay, hệ thống tổ chức chính quyền cấp huyện đã đi vào nền nếp và ổn định; Ủy ban nhân dân đã tổ chức thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, kinh tế - xã hội phát triển, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước và giải quyết những vấn đề bức xúc trong dân. Các biện pháp cụ thể mà tỉnh Ninh Bình đã thực hiện trong thời gian qua là:

* Quy hoạch cán bộ chính quyền

Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, huyện, Đảng ủy, UBND cấp huyện triển khai thực hiện tốt việc quy hoạch đội ngũ cán bộ kế cận trẻ; xây dựng kế hoạch và tiến hành đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định, đồng thời tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp công tác, công vụ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn cán bộ, Đảng ủy, UBND cấp huyện xem xét giới thiệu ứng cử để bầu giữ các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND theo quy định.

* Tuyển dụng cán bộ, công chức chính quyền

- Việc tổ chức bầu cử các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thực hiện theo quy định của Luật bầu cử đại biểu HĐND, Luật tổ chức HĐND và UBND.

- Thời gian qua, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyển dụng các chức danh công chức thông qua hình thức xét tuyển, để bổ sung, thay thế khi có chức danh công chức bị thiếu, khuyết. Công tác xét tuyển được tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công khai, minh bạch đúng quy trình. Đến ngày 31/12/2012, toàn tỉnh có 2.592 công chức cấp huyện.

* Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức chính quyền

Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh được bố trí tối đa 3.434 cán bộ, công chức, trong đó, 2.426 cán bộ, công chức chính quyền. Tính đến ngày 31/12/2013, tỉnh chỉ bố trí 3.286 chức vụ, chức danh cán bộ, công chức (3.135 cán bộ, công chức giữ chức vụ, chức danh chính và 151 cán bộ giữ chức vụ kiêm nhiệm); trong đó, 2.288 chức vụ, chức danh cán bộ, công chức chính quyền (696 cán bộ, 1.592 công chức). So với định mức tối đa quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì còn thiếu 148 chức vụ, chức danh cán bộ, công chức; trong đó, 17 cán bộ chính quyền và 121 công chức chính quyền. Nguyên nhân là do điều động, luân chuyển nên khuyết một số chức vụ cán bộ và do chưa có nguồn tuyển nên chưa tuyển đủ số lượng cán bộ, công chức tối đa theo quy định.

* Điều động, luân chuyển cán bộ, công chức chính quyền

Các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng chiến lược của công tác luân chuyển cán bộ, là phương thức để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ trẻ, triển vọng. Từ đó, các cấp, các ngành đã tập trung đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, tăng cường cán bộ cho những nơi gặp khó khăn về nhân sự hoặc các địa phương có vấn đề về đoàn kết nội bộ. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển cán bộ với chuẩn bị nhân sự cấp ủy, HĐND và UBND các cấp.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh kịp thời điều động, luân chuyển cán bộ, công chức từ cấp tỉnh (Lãnh đạo các phòng, công chức chuyên môn thuộc khối Đảng, chính quyền) đến nhận nhiệm vụ và bố trí giữ những chức vụ chủ chốt tại cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND…). Hầu hết cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển tích cực học tập, chịu khó phấn đấu, rèn luyện, có kiến thức toàn diện hơn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát huy năng lực và thể hiện được bản lĩnh nên sớm tạo được uy tín nơi công tác mới; cán bộ được luân chuyển không phải là người địa phương nên trong giải quyết công việc công tâm, khách quan hơn; cán bộ được luân chuyển đa phần trẻ tuổi, được đào tạo cơ bản đạt chuẩn, tiếp cận nhanh với công việc, điều kiện, môi trường làm việc mới, phát huy khả năng, sở trường, tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn và có bước trưởng thành.

Tuy nhiên, tỉnh chưa thực hiện việc luân chuyển giữa huyện với nhau đối với các chức danh cán bộ cấp huyện, đặc biệt đối với những người giữ chức vụ quá lâu.

* Đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức chính quyền

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức chính quyền hiện theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Nghị định số 112/2011/NĐ-CP.

Qua tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá cán bộ, công chức năm 2013 của UBND cấp huyện thì đa phần công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí đến mức bị xử lý kỷ luật. Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2013, cấp tỉnh đã xử lý kỷ luật 12 cán bộ, công chức cấp huyện. Tuy nhiên, việc đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện vẫn còn mang nặng tính hình thức.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 29)