Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 27)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Là tỉnh có điều kiện khó khăn, với địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, công tác quản lý của Lào Cai gặp không ít khó khăn. Để thực hiện tốt công tác này, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã đưa ra những chính sách thực hiện công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các biện pháp cụ thể mà tỉnh đã thực hiện trong thời gian qua là:

+ Về công tác quy hoạch cán bộ

Tỉnh đã xác định rõ quy hoạch cán bộ, bao gồm cả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, là nhiệm vụ, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối về công tác cán bộ, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ.

Lãnh đạo Lào Cai đã phân định rõ giữa quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là chuẩn bị và tạo nguồn cán bộ làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị. Còn cán bộ, công chức chuyên môn có tài năng nhưng không muốn hoặc không có sở trường lãnh đạo, quản lý thì cần quy hoạch, bồi dưỡng họ nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Về luân chuyển cán bộ

UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn về công tác luân chuyển và điều động cán bộ, nhằm phân biệt rõ giữa luân chuyển với điều động, tránh nhầm lẫn giữa luân chuyển cán bộ với điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ. Việc luân chuyển cán bộ chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản lý và quy hoạch làm chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn. Điều động cán bộ là chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật hoặc theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo năng lực cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.

+ Về công tác xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn.

Các cấp ủy đã tập trung xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn theo vị trí việc làm, trên cơ sở đó xác định rõ yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng và đề bạt cán bộ. Đồng thời, xây dựng quy chế thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, bảo đảm tiêu chuẩn rồi mới tiến hành bố trí, bổ nhiệm.Bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, giới thiệu cán bộ phải trên cơ sở quy hoạch và đủ các tiêu chuẩn đã quy định, tránh tình trạng đề bạt, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo hoàn thiện.

UBND tỉnh thành lập hội đồng thẩm định về xây dựng vị trí chức danh chuyên môn của các cơ quan, đơn vị. Thực hiện thí điểm, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình được đánh giá hiệu quả cao nhất.

+ Về công tác nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Thực hiện thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh. Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, sửa đổi, bổ sung, đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, có phương pháp sư phạm cho các cơ sở đào tạo, nhất là các trường chuẩn bị nâng cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 27)