5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình
Với vị trí địa lý thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng tỉnh Thái Bình trong những năm qua đã có sự biến chuyển rất rõ ràng. Để làm được điều này, lãnh đạo Thái Bình đã có những biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện mới, với đầy đủ các phẩm chất đạo đức và trình độ, làm nòng cốt cho sự phát triển và ổn định chính trị tại địa phương.
Sau hơn mười năm thực hiện Ðề án 26 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, Tỉnh ủy Thái Bình đã có hơn 1.000 cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng, đại học nhưng chỉ sử dụng 800 người. Số dư thừa là do không được đào tạo các chuyên ngành về kinh tế, kỹ thuật như địa chính, giao thông, lâm sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ðể đáp ứng yêu cầu cán bộ, công chức cấp huyện thì Thái Bình lại thiếu 400 công chức chuyên trách. Điều này khiến cho công tác quản lý trên địa bàn các huyện trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Khắc phục điều này, tỉnh Thái Bình đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đủ làm động lực phát huy hết năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay ngân sách chi cho cán bộ cơ sở là khá lớn, tỷ lệ số xã không đáp ứng nổi nguồn kinh phí xa xỉ này cũng còn cao. Tỉnh đã có cơ chế xã hội hóa chế độ đãi ngộ đối với số cán bộ bán chuyên trách này. Mặt khác, tỉnh cũng đầu tư ngân sách phục vụ công tác nghiên cứu, áp dụng các mô hình tổ chức theo hướng tinh giản bộ máy và khoán quỹ lương cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện.