5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Hoành Bồ là một trong 14 Huyện, Thị, Thành phố của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cũng là một trong những huyện miền núi được tỉnh đầu tư phát triển công nghiệp. Cùng với cả nước giáo dục của huyện Hoành Bồ đang từng bước phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Hoành Bồ có địa hình đa dạng với các địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển, tạo ra một sự kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, kinh tế trung du và kinh tế ven biển.
Vị trí tự nhiên: Huyện Hoành Bồ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 13 thị trấn và xã gồm thị trấn Trới và các xã: Kỳ Thượng, Hòa Bình, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Thống Nhất. Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Dân Chủ, Tân Dân, Bằng Cả. Huyện nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, phía bắc là huyện Ba Chẽ, phía tây bắc là huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang), phía tây giáp thành phố Uông Bí, và huyện Yên Hưng, phía đông nam giáp thành phố Hạ Long, phía đông giáp thị xã Cẩm Phả, huyện có một phần giáp biển nhìn ra vịnh Hạ Long.
Cũng như các huyện thị khác của tỉnh, Hoành Bồ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, là môt huyện miền núi địa hình phức tập, nằm sát biển, chịu ảnh hưởng sâu sắc vùng khí hậu Đông Bắc đã tạo nên cho Hoành Bồ một kiểu khí hậu độc đáo, đa dạng so với các vùng lân cận.
Hoành Bồ có 3/4 diện tích là đất rừng, phần lớn là rừng tự nhiên, xưa có nhiều gỗ quý như lim, sến, táu, nhiều mây tre và cây dược liệu, hương liệu, trong đó có trầm hương, ba kích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Huyện có diện tích 843,7 km2 và dân số là 46.288 người (năm 2013), huyện lị là thị trấn Trới nằm trên đường quốc lộ 279 cách thành phố Hạ Long khoảng 15 km về hướng tây bắc. Quốc lộ 279 theo hướng bắc đi huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang).
Dân cư của huyện có 30% là người dân tộc thiểu số gồm bốn dân tộc chính sinh sống: Việt (Kinh), Dao, Sán Dìu, Tày. Ngoài ra còn một số ít các dân tộc khác.