Đúc rút những kinh nghiệm chung của các địa phương trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 32)

5. Bố cục của luận văn

1.2.4. Đúc rút những kinh nghiệm chung của các địa phương trong

tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

Trước những bài học của các địa phương đã được trình bày ở trên, có thể thấy rõ ràng vai trò của từng công tác, từng yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ công chức cấp huyện. Với mỗi địa phương, tùy theo điều kiện của mình mà các yếu tố ảnh hưởng lại được sắp xếp với vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống quản lý chung. Từ đó hình thành một hệ thống các biện pháp quản lý, mang lại hiệu quả tốt nhất cho địa phương mình. Qua những kinh nghiệm đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại các địa phương trên, có thể đúc rút ra một số kinh nghiệm áp dụng cho công tác nâng cao chất lượng cán bộ tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh như sau:

Cụ thể, chính quyền địa phương cấp tỉnh nên tập trung vào công tác đào tạo cán bộ, công tác xây dựng chế độ đãi ngộ cho cán bộ cấp huyện. Đây là những mục tiêu quan trọng mà mọi địa phương đều đã thực hiện một cách triệt để để có được kết quả như ngày nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra các cấp lãnh đạo tỉnh còn phải tập trung đưa ra những quy định, quy trình chặt chẽ trong việc thực hiện đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện. Điều này là rất quan trọng để tạo nên áp lực cần thiết để mỗi cán bộ có trách nhiệm thực hiện công việc của mình.

Lãnh đạo các cấp cũng cần xây dựng các cơ chế về chế độ đãi ngộ cho các cán bộ cấp huyện, thể hiện sự phân cấp năng lực, phân cấp trách nhiệm tại mỗi vị trí, giúp cho các cán bộ có được sự yên tâm trong công tác.

Công tác luân chuyển cán bộ trong nội bộ huyện cũng cần có những quy định, quy chế rõ ràng, giúp phát huy tối đa hiệu quả hoạt động luân chuyển cán bộ. Để làm được điều này, chính quyền tỉnh cần xây dựng một quy chế luân chuyển cán bộ phù hợp với đặc điểm đội ngũ cán bộ và điều kiện, vị trí trên địa bàn.

Ngoài các công việc nêu trên, mỗi địa phương cần đưa ra những đặc điểm cụ thể của địa bàn, từ đó đánh giá và lựa chọn những giải pháp tốt nhất. Đây cũng là công việc mà tác giả sẽ thực hiện trong nội dung tiếp theo của luận văn . Từ đó, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để đóng góp cho công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu như sau:

1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện Hoành Bồ giai đoạn năm 2011 - 2013 như thế nào?

2. Những tồn tại, hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ?

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, bất cập của cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ?

4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ?

5. Để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ trong những năm tới, cần thực hiện những phương hướng và giải pháp gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1.Chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu được tác giả tiến hành trên địa bàn huyện Hoành Bồ đảm bảo số lượng mẫu đại diện được cho toàn vùng. Để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu tác giả tiến hành chọn địa điểm nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:

Đảm bảo cỡ mẫu về người dân trên địa bàn huyện Hoành Bồ

Đảm bảo cỡ mẫu các cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Hoành Bồ.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

a. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nghiên cứu và được tác giả thu thập thông qua các báo cáo, các sổ theo dõi về tình hình đội ngũ cán bộ ở huyện Hoành Bồ. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các số liệu thông qua các phương tiện đại chúng: đài, báo, ti vi, internet… để đảm đảm được tính thời sự của thông tin.

Đề tài thu thập tài liệu, thông tin từ các cơ quan thống kê, cơ quan chuyên môn như: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Phòng Nội vụ huyện Hoành Bồ, UBND huyện Hoành Bồ…

b. Số liệu sơ cấp

Tác giả dự kiến nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc phỏng vấn các đối tượng sau:

- Thứ nhất, về phía người dân địa phương.

- Thứ hai, về phía đội ngũ cán bộ công chức tại huyện Hoành Bồ.

Để có được đánh giá trực tiếp về chất lượng cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ tác giả dự kiến sẽ tiến hành điều tra thu thập số liệu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên đơn giản.

* Phƣơng pháp chuyên gia

Để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện Hoành Bồ theo kỹ năng giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức lối sống, thái độ trách nhiệm với công việc, tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn điều tra về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện. Đối tượng được phỏng vấn là những người dân tại trên địa bàn huyện. Bằng việc sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau. Chất lượng đội ngũ cán bộ được đánh giá qua 3 khía cạnh khác nhau:

- Kỹ năng giải quyết các công việc - Phẩm chất đạo đức lối sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thái độ trách nhiệm với công việc

Sau khi thu thập và xử lý số liệu, tác giả đã lựa chọn ra được 100 phiếu hợp lệ và tiến hành nghiên cứu với 100 mẫu. Ở đây, người dân đánh giá cán bộ, công chức theo cơ cấu chức danh cán bộ, công chức gồm:

- Cán bộ khối Đảng: gồm có Bí thư và Phó Bí thư

- Cán bộ khối Nhà nước: gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Cán bộ khối Đoàn thể: gồm có Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên.

- Công chức chuyên môn: gồm 7 chức danh công chức chuyên môn. Để đánh giá các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn điều tra chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, với số lượng phiếu phát ra là 130 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 100 phiếu, tác giả tiến hành xử lý số liệu và nghiên cứu với 100 mẫu điều tra mà tác giả thu thập được. Trong phần này, tác giả cũng sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau: Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý, rất không đồng ý.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

* Phương pháp xử lý thông tin bằng phần mềm Excel

Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để minh chứng cho các nghiên cứu; tìm ra những mặt đạt được và tồn tại của chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại địa bàn huyện Hoành Bồ để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của huyện Hoành Bồ… .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Phương pháp tổng hợp thông tin

Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết các yếu tố, các thành phần thành thông tin thu thập được, thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu.

Mục tiêu tổng hợp dữ liệu thông tin là liệt kê tất cả các dữ liệu có liên quan đến miền khảo sát và sàng lọc để thu được những dữ liệu đầy đủ, chính xác và gắn cho tên gọi thích hợp; kết quả của tổng hợp dữ liệu có thể có nhiều loại khác nhau.

+ Ưu điểm: Bằng phương pháp tổng hợp, các ý tưởng, các sự kiện được tập hợp thành một toàn thể, đi từ các nguyên lý, nguyên nhân đến các kết quả. Ngoài công dụng chính là trình bày, chứng minh, tổng hợp còn được dùng trong việc phát hiện và sáng chế khoa học, khám phá ra được các hợp chất mới bằng cách tổng hợp các chất đơn giản (tổng hợp sáng tạo); sự phân loại các sinh vật, sự hệ thống hóa các định luật riêng rẽ thành nguyên lý.

+ Nhược điểm: Tổng hợp không thể đầy đủ hoàn toàn vì khó đạt được đến một tổng thể tuyệt đối mà mọi sự có thể từ đó suy ra một cách tất nhiên; bởi vì ta không nắm được chân lý hoàn toàn, nhất định và kiến thức của ta bao giờ cũng còn thiếu sót.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống

kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của cán bộ, công chức, tình hình sử dụng đội ngũ này và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác.

- Phƣơng pháp so sánh: Phương này được sử dụng sau khi số liệu đã

được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức cán bộ, những người am hiểu sâu về sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đội ngũ cán bộ, công chức, những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ quản lý các đơn vị thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng... từ đó rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện Hoành Bồ như sau:

Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức:

- Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...

- Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức hiện có mặt trên các độ tuổi khác nhau.

- Cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng cán bộ, công chức

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức là những kiến thức chuyên sâu được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học... Đây là những kiến thức mà nếu thiếu, cán bộ, công chức cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.

- Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo - là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của cán bộ, công chức. Thực tế cho thấy nếu cán bộ, công chức có lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.

- Phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức: Là tiêu chí quan trọng quyết định năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy cán bộ vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Giới thiệu chung về huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Hoành Bồ là một trong 14 Huyện, Thị, Thành phố của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cũng là một trong những huyện miền núi được tỉnh đầu tư phát triển công nghiệp. Cùng với cả nước giáo dục của huyện Hoành Bồ đang từng bước phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Hoành Bồ có địa hình đa dạng với các địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển, tạo ra một sự kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, kinh tế trung du và kinh tế ven biển.

Vị trí tự nhiên: Huyện Hoành Bồ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 13 thị trấn và xã gồm thị trấn Trới và các xã: Kỳ Thượng, Hòa Bình, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Thống Nhất. Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Dân Chủ, Tân Dân, Bằng Cả. Huyện nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, phía bắc là huyện Ba Chẽ, phía tây bắc là huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang), phía tây giáp thành phố Uông Bí, và huyện Yên Hưng, phía đông nam giáp thành phố Hạ Long, phía đông giáp thị xã Cẩm Phả, huyện có một phần giáp biển nhìn ra vịnh Hạ Long.

Cũng như các huyện thị khác của tỉnh, Hoành Bồ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, là môt huyện miền núi địa hình phức tập, nằm sát biển, chịu ảnh hưởng sâu sắc vùng khí hậu Đông Bắc đã tạo nên cho Hoành Bồ một kiểu khí hậu độc đáo, đa dạng so với các vùng lân cận.

Hoành Bồ có 3/4 diện tích là đất rừng, phần lớn là rừng tự nhiên, xưa có nhiều gỗ quý như lim, sến, táu, nhiều mây tre và cây dược liệu, hương liệu, trong đó có trầm hương, ba kích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huyện có diện tích 843,7 km2 và dân số là 46.288 người (năm 2013), huyện lị là thị trấn Trới nằm trên đường quốc lộ 279 cách thành phố Hạ Long khoảng 15 km về hướng tây bắc. Quốc lộ 279 theo hướng bắc đi huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang).

Dân cư của huyện có 30% là người dân tộc thiểu số gồm bốn dân tộc chính sinh sống: Việt (Kinh), Dao, Sán Dìu, Tày. Ngoài ra còn một số ít các

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)