Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn cao học Phát triển nguồn nhân lực Tại Công ty CP Sông Đà 4 đến năm 2020 (Trang 41)

Ở châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong PTNNL, các DN ở Nhật Bản là một đại gia đình, làm việc có nhóm, bạn, nhiều mối quan hệ chồng chéo. Kinh nghiệm PTNNL của các DN Nhật Bản luôn quan tâm đến một số hoạt động chính sau:

- Chế độ tuyển dụng: NLĐ được tuyển dụng vào làm việc tại DN cùng chung vận mệnh với DN do áp dụng chế độ thâm niên và tuyển dụng lâu dài có thể suốt đời. Nhân viên trung thành, quan tâm đến lợi ích lâu dài, có lòng tự trọng, có tinh thần tập thể cao, chăm chỉ, tích cực, nhiệt tình trong công việc, thực hiện hết việc, không hết giờ.

- Các hình thức đào tạo được áp dụng theo diện rộng, đa kỹ năng thông qua việc luân chuyển vị trí làm việc, chú trọng vấn đề chất lượng và mối quan hệ giữa đào tạo - sử dụng lao động.

- Đề cao kỹ năng làm việc thảo nhóm từđó phát huy được sự sáng tạo của mỗi NLĐ trong nhóm.

- Chế độ lương thưởng, kích thích mang tính bình quân, thâm niên vẫn là một yếu tố quan trọng làm cơ sởđề bạt, thăng tiến.

- Chính sách đối sử: áp dụng chính sách tạo nên sự trung thành của NLĐ đối với DN, NLĐ có thái độ, tác phong làm việc và phẩm chất tốt.

- Có sự phân biệt lớn giữa nam và nữ nhân viên trong công tác tuyển dụng, đào tạo, cơ hội thăng tiến và tiền lương.

Qua phân tích trên ta thấy quản trị, PTNNL của hai nước Mỹ và Nhật Bản theo trường phái, phong cách hoàn toàn trái ngược nhau nhưng nếu được thực hiện phù hợp với cơ chế kinh doanh và đặc điểm văn hóa thì vẫn thành công. Hiện nay hai trường phái này có xu hướng nhích lại gần nhau. Người Mỹ hiện đại có xu hướng quan tâm hơn đến khía cạnh nhân bản và các giá trị văn hóa tinh thần, gia đình truyền thống; ngược lại, NLĐ Nhật đang muốn DN có những biện pháp khuyến khích vật chất, đề cao quyền tự do cá nhân hơn. PTNNL hiện đại của Mỹ đang có xu hướng dùng nhiều biện pháp để kích thích tuyển dụng lâu dài, kích thích ý thức tập thể thông qua các hoạt động làm việc nhóm… Những DN thành công hàng đầu của Mỹ lại là những DN có triết lý kinh doanh, văn hóa tổ chức, phong cách làm việc tương đối giống với mô hình của Nhật Bản. Ngược lại, nhiều DN của Nhật lại bắt đầu quan tâm đến những yếu tố kích thích vật chất, đánh giá theo kết quả thực hiện công việc của NLĐ.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học Phát triển nguồn nhân lực Tại Công ty CP Sông Đà 4 đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)