YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG

Một phần của tài liệu Luận văn cao học Phát triển nguồn nhân lực Tại Công ty CP Sông Đà 4 đến năm 2020 (Trang 38)

BỐI CẢNH HỘI NHÂP KINH TẾ QUỐC TẾ

Sau khi nước ta gia nhập các tổ chức quốc tế đã tạo nhiều cơ hội để phát triển DN như mở rộng thị trường, được đối xử bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp, được thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tăng thêm cơ hội kinh doanh cho DN, làm tăng tính năng động và hiệu quả cho DN. Bên cạnh cơ hội thì hội nhập kinh tế cũng tạo ra nhiều thách thức cho DN phải đồi mặt với các DN nước ngoài và có vốn đầu tư nước ngoài có năng lực cao hơn về mọi mặt, cạnh tranh gay gắt trên thị trường xây dựng hiện nay. Để xây dựng chiến lược PTNNL trong nền kinh tế hội nhập quốc tế thì DN phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thứ nhất: Việc PTNNL trong DN phải đảm bảo khả năng cập nhật và được cập nhật những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tiếp thu được công nghệ, nâng cao năng lực và kỹ năng cho NNL trong DN. Quá trình hội nhập kinh tế tạo ra cạnh tranh ngày càng gay gắt nên đã tạo động lực để DN đầu tư nâng cao năng lực thiết bị, sử dụng những công nghệ tiên tiến để dành được lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường. Hội nhập kinh tế mở ra cơ hội cho DN tiếp cận với thị trường công nghệ mới tiên tiến, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tiếp thu công nghệ mới, tiếp thu các kinh nghiệm và kỹ năng tiên tiến. Mặt khác khi hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các DN Việt Nam có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến và có thể học hỏi được kinh

nghiệm quản lý. Sự cọ sát với các mô hình đầu tư, kinh doanh từ bên ngoài, ý thức, năng lực, trình độ của các nhà quản lý DN sẽđược nâng cao.

- Thứ hai: DN phải lập kế hoạch đào tạo PTNNL trong DN nhằm nâng cao năng lực và trình độ quản lý DN, trình độ ngoại ngữ và sự am hiểu về văn hóa các nước tham gia vào thị trường xây dựng Việt Nam và các thị trường nước ngoài mà các DN Việt Nam có hướng đầu tư mới. Điều này đòi hỏi công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong DN cần chú ý đào tạo nâng cao những kiến thức, kỹ năng này để DN có thể hội nhập và tham gia vào thị trường trong điều kiện nền kinh tế hội nhập quốc tế.

- Thứ ba: Khi hội nhập nền kinh tế quốc tế các DN nước ngoài với tiềm lực tài chính, công nghệ tiên tiến, các nhà quả lý giỏi dẫn đến năng suất lao động sẽ cao hơn và giá trị của NLĐ sẽ được trả cao hơn. Các DN Việt nam đứng trước nguy cơ bị mất lao động tay nghề cao, lao động chất xám giỏi. Để cạnh tranh được trên thị trường trong nước, các DN cần phải nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên, phần lớn các DN đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quản lý tốt hơn, có uy tín cao hơn, nơi làm việc khang trang và trả lương, phúc lợi cao nên họ dễ dàng thu hút nguồn nhân lực chuyên môn, lành nghề từ các DN. Vì vậy, các DN bên cạnh việc cần thực hiện tích cực các hoạt động PTNNL: đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng yêu cầu của hội nhập, cần liên tục có kế hoạch đào tạo bổ xung và cần thực hiện các chính sách kích thích về vật chất và tinh thần (đặc biệt nhấn mạnh ở đây là các chính sách kích thích về vật chất) giữ chân lao động giỏi.

- Thứ tư: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến NLĐ hiểu được những cơ hội và thách thức của DN trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế. DN muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào tập thể NLĐ. Vì vậy, NLĐ phải hiểu được sự thay đổi, chấp nhận, ủng hộ sự thay đổi để

thúc đẩy sự phát triển của DN, qua đó góp phần duy trì và phát triển DN trong môi trường cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học Phát triển nguồn nhân lực Tại Công ty CP Sông Đà 4 đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)