Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Luận văn cao học Phát triển nguồn nhân lực Tại Công ty CP Sông Đà 4 đến năm 2020 (Trang 115)

Việc thực hiện công tác đánh giá kết quả công việc là một hình thức để phát triển nhân viên và nó cũng là căn cứ đểđánh giá nhu cầu đào tạo. Kết quả đánh giá thực hiện công việc hỗ trợ công tác quản lý về công tác: quyết định đúng đắn về lương thưởng, lập kế hoạch đào tạo và PTNNL, thực hiện thuyên chuyển và bổ nhiệm phù hợp. Kết quả đánh giá thực hiện công việc giúp NLĐ thực hiện công việc tốt hơn: họ biết rõ mục tiêu công việc và có kế hoạch đạt được mục tiêu đó; họ xác định được lĩnh vực cần cải thiện và đề ra kế hoạch hoàn thiện và tăng động lực làm việc cho NLĐ: họ sẽ nỗ lực hơn nếu họ biết những việc mình làm được đánh giá nhìn nhận một cách chính xác.

Theo kết quả khảo sát do đơn vị chưa xây dựng được bản mô tả và bản tiêu chuẩn công việc do vậy tỷ lệ đánh giá công tác đánh giá nhân viên chưa được công bằng, việc đánh giá của Công ty chỉ mang tính chung chung do vậy mang lại hiệu quả chưa cao. Hiện nay công ty chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình đánh giá thực hiện công việc cũng như chưa ban hành được các tiêu chí để đánh giá việc thực hiện công việc. Vì vậy để hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc công ty cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, cụ thể, phù hợp, cần xây dựng qui trình đánh giá và chu kỳđánh giá. Những nội dung này

cần thể hiện rõ trong văn bản và phổ biến rộng rãi cho nhân viên. Nhân viên cần phải hiểu được họ sẽđược đánh giá như thế nào.

Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn tại Công ty cổ phần Sông Đà 4, tác giả xây dựng Quy trình đánh giá thực hiện công việc đối với cán bộ nhân viên gián tiếp của Công ty cổ phần Sông Đà 4 theo nguyên tắc cá nhân tự đánh giá, và thực hiện việc đánh giá chéo giữa các cá nhân với nhau (kèm theo phụ lục 09)

Sơ đồ 3.2: Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

Trong việc đánh giá thực hiện công việc rất dễ phát sinh mâu thuẫn với nhân viên, để tránh phát sinh và giải quyết được mâu thuẫn cần phải đảm bảo nhân viên đã biết rõ mục tiêu, thời điểm, nội dung, phương pháp đánh giá thực hiện công việc và kết quả của việc đánh giá phải được công khai cho mọi người đều biết. Đồng thời khi có sự so sánh về việc đánh giá thấp hay cao thành tích công tác, người đánh giá phải giải thích được lý do và cơ sở việc đánh giá đó như vậy sẽđảm bảo được công bằng trong công tác chia lương của đơn vị.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học Phát triển nguồn nhân lực Tại Công ty CP Sông Đà 4 đến năm 2020 (Trang 115)