Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định (Trang 60)

47

Hình 2.2: Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty[9] 2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây

Trong ba năm, từ năm 2011 đến năm 2013 mặc dù điều kiện kinh tế đất nước khó khăn về vốn, thời tiết, biến đổi khí hậu… nhưng Công ty vẫn thu được những thành công nhất định.

2.1.5.1. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích

Trong những năm vừa qua, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định tập trung thúc đẩy sản xuất theo định hướng: Đổi mới dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh đô thị, tăng cường quản lý nước và quản lý công trình, giữ gìn và bảo quản nguồn vốn được giao. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song Công ty luôn cố gắng đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động như chế độ ăn ca, bảo hộ lao động, thực hiện chi trả cho người lao động theo mức được thành phố phê duyệt.

Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức tự giám sát trong nội bộ doanh nghiệp, sử dụng kiểm toán nội bộ, các bộ phận chuyên môn và nghiệp vụ của doanh

Ký hợp đồng

Bàn giao cho khách hàng Giám sát, nghiệm thu

Tổ chức thực hiện

48

nghiệp, thanh tra nhân dân, tổ chức công đoàn, đại hội công nhân, viên chức để giám sát. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các quy định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp, Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, Quy chế kiểm toán nội bộ, Điều lệ doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm công ích ổn định, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Thành phố giao, vượt mức các chỉ tiêu đặt hàng của UBND Thành phố.

2.1.5.2. Các hoạt động kinh tế khác

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm gần đây được thống kê trong Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 [10]

TT Nội dung ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tổng doanh thu 1000.đ 10.320.040 10.920.801 13.908.451 2 Các khoản phải nộp ngân

sách

1000.đ 19.654 26.615 84.000 3 Lợi nhuận 1000.đ (250.089) (50.020) (8.368) 4 Tiền lương và thu nhập

người lao động bình quân

x1000.đ /ng/th

2.950 3. 180 3.342

5 Số lao động định biên Người 78 80 83 Trong những năm qua, doanh thu từ khai thác tiềm năng nội lực và kinh doanh sản phẩm ngoài công ích đạt từ 10.030.040đ đến 13.908.451đ đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động từ 2.950.000đ năm 2011 lên 3.342.000đ năm 2013, ngoài ra còn góp phần giải quyết bớt khó khăn về chi phí sản xuất.

49

2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Mỹ Thành – tỉnh Nam Định KTCTTL Mỹ Thành – tỉnh Nam Định

2.1.6.1. Thuận lợi

- Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới với các bước đi chủ động đã làm cho nước ta tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế và thương mại, thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút vốn đầu tư trong đó có đầu tư cho nông nghiệp, thủy lợi. Công tác thủy lợi cũng như các ngành khác có điều kiện tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật cao.

- Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND Thành phố Nam Định, sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các Sở Ban ngành Thành phố Nam Định, sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương các quận, huyện. Bên cạnh đó tổ chức cơ sở Đảng tại Công ty luôn vững mạnh đã chỉ đạo kịp thời các nhiệm vụ chính trị tại đơn vị.

- Tập thể Đảng uỷ, Ban Lãnh đạo Công ty, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong Công ty, các phòng ban đơn vị trực thuộc cùng toàn thể cán bộ, công nhân lao động có truyền thống đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, làm việc có trách nhiệm, năng động sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao.

2.1.6.2. Khó khăn

Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ thị trường trong nền kinh tế của Việt Nam đang hình thành trong khi đó những tàn dư của cung cách quan liêu bao cấp trong quản lý còn nặng nề. Trình độ công nghệ sản xuất ở nước ta so

50

với các nước trên thế giới hiện nay còn ở mức lạc hậu. Nhân tố về con người, kể cả cán bộ quản lý còn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra của tình hình mới.

Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong thế kỷ XXI, những ảnh hưởng này còn trầm trọng và khốc liệt hơn nữa. Các số liệu ghi nhận xu hướng tăng nhiệt độ ở cả 3 miền, với mức tăng từ 0,5 đến 1°C trong vòng 1 thế kỷ qua. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dẫn tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên. Đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu, ngành Thủy lợi sẽ phải chống đỡ với sự thay đổi nguồn nước trên hệ thống sông suối, khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều khắc nghiệt hơn. Các công trình thủy lợi sẽ hoạt động trong điều kiện vượt tần suất so với thiết kế ban đầu, làm cho năng lực phục vụ công trình giảm.

Hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi chưa cao, do một số công trình xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp. Chất lượng nguồn nước trên kênh bị ô nhiễm từ kênh T3 không đảm bảo cho việc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống thủy lợi nội đồng (do xã, hợp tác xã quản lý) khai thác thiếu chặt chẽ, còn tùy tiện không đảm bảo quy trình, nhiều công trình thủy lợi bị xâm phạm, lấn chiếm, bồi lấp… giảm khả năng phục vụ. Việc sử dụng nước mặt ruộng còn nhiều lãng phí.

Hệ thống công trình thủy lợi đã được xây dựng khá lâu, phần lớn đã bị xuống cấp, các công trình được thiết kế trong điều kiện cũ, giống lúa, cơ cấu mùa vụ, nhu cầu các ngành kinh tế, sự phát triển của dân sinh kinh tế, vì vậy đã hạn chế năng lực của hệ thống.

Các công trình nhận bàn giao theo Quyết định 13 – UBND tỉnh phần lớn đã cũ nát, thiếu đồng bộ, chắp vá.

51

Sự phát triển kinh tế xã hội như các khu công nghiệp, đường giao thông… đã phần nào chia cắt hệ thống công trình thủy lợi, gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước.

Những năm gần đây hệ thống công trình thủy lợi Công ty quản lý khai thác đã và đang bị ảnh hưởng do dự án của các ngành kinh tế xã hội triển khai, hệ thống công trình bị chia cắt khó khăn khi điều hành, tổn thất điện nước khi tưới tiêu.

Thời tiết, khí hậu, môi trường thủy văn… những năm qua có nhiều biến đổi, sản xuất nông nghiệp không thuận lợi, cộng với nền kinh tế thị trường tác động trực tiếp đến ngành NN&PTNT, tình trạng bỏ ruộng không canh tác, gieo cấy không đúng khung thời vụ đã gây khó khăn cho công ty khi thực hiện nhiệm vụ.

2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nguồn nhân lực của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợiMỹ Thành – tỉnh Nam Định

2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực trong Công ty

Nguồn nhân lực của Công ty là chính là số người có tên trong danh sách của Công ty và được Công ty trả lương. Theo sự phân loại nguồn nhân lực trong xã hội hiện nay thì nguồn nhân lực của Công ty hoạt động theo ngành nghề nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản thuộc lĩnh vực dịch vụ công ích. Lực lượng lao động được chia theo tính chất công việc. Mỗi loại lao động này có nhiệm vụ và tính chất khác nhau nhưng đều góp phần vào việc hoạt động tạo ra sản phẩm của Công ty gồm:

+ Lao động quản lý là những cán bộ quản lý Công ty như Chủ tịch, Ban giám đốc, kiểm soát viên do UBND Tỉnh bổ nhiệm và trưởng phó các Phòng ban nghiệp vụ, Cụm, Đội, tổ trưởng các bộ phận chủ chốt do Chủ tịch Công ty là người đại diện hợp pháp của Công ty ký quyết định đề bạt. Số laođộng này có 13 người chiếm 15,7 % trên toàn bộ lao động trong toàn Công ty;

52

+ Lao động chính gồm: viên chức nghiệp vụ các phòng ban, công nhân quản lý thuỷ nông, công nhân sửa chữa công trình, lực lượng lao động này có 65 người chiếm 78,3% trên tổng số lao động toàn Công ty;

+ Lao động phụ bao gồm lao động phục vụ và phụ trợ cho lao động chính như lái xe, hành chính tạp vụ, lao động kho quỹ. Số lao động này có 5 người chiếm 6,0% trên tổng số lao động.

Quản lý nguồn nhân lực trong Công ty là quản lý tập thể người lao động và các mối quan hệ giữa con người với con người, đảm bảo cho hoạt động sản xuất nhịp nhàng công việc được sắp xếp có trật tự, kỉ cương phù hợp với khả năng của từng người và là quá trình tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để đạt được hiệu quả làm việc.

Trong 3 năm qua Công ty đã có sự đầu tư cho công tác đào tạo mới và đào tạo bổ sung hoàn chỉnh dần đội ngũ công nhân viên trong Công ty có trình độ nghiệp vụ kỹ thuật, quản lý khai thác thuỷ nông, có kiến thức tin học, chính trị vững vàng sẵn sàng đảm nhiệm công việc, nhiệm vụ mới hiệu quả, thúc đẩy tăng năng suất tiết kiệm lao động, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong Công ty. Tình hình sử dụng lao động tại Công ty TNHH MTV KTCTTL Mỹ Thành – tỉnh Nam Địnhđược thể hiện chi tiết qua Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thống kê tình hình sử dụng lao động tại thời điểm 31/12/ 2013 [9]

STT Nội dung Đơn vị

tính Tổng số Tỷ lệ TH / TS (%) 1 Về giới tính lao động Nam Người 48 57,8 Nữ Người 35 42,2 2 Về trình độ chuyên môn

Đại học, sau đại học Người 28 33,73 Cao đẳng trung cấp CN, nghề Người 16 19,30 Công nhân kỹ thuật ngành Người 37 44,57

53

STT Nội dung Đơn vị

tính

Tổng số

Tỷ lệ TH / TS (%)

Sơ cấp nghề Người 02 2,4

3 Bố trí lao động

Làm việc ở các phòng ban tại trụ sở Người 23 27,7 Làm việc tại các bộ phận cơ sở Người 60 72,28 4 Sử dụng lao động

Lao động quản lý Người 13 15,7

Lao động chính Người 65 78,3

Lao động phục vụ Người 05 6,0

Nhận xét: Nếu nhìn từ góc độ như quản lý nhân sự theo độ tuổi lao động ta thấy nguồn nhân lực của Công ty lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế chủ yếu tập trung ở độ tuổi tử 25 – 35 chiếm 48,2% so với tổng nguồn nhân lực của Công ty, tiếp đó là đến độ tuổi tuổi trên 35 chiếm 44,6%, độ tuổi dưới 25 chiếm 7,2% đây là một con số khá nhỏ.

Đặc thù của nghề thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp, tuy công việc có vẻ như giản đơn nhưng lại đòi hỏi có trình độ kỹ thuật để tổ chức vận hành khai thác hệ thống Công trình thuỷ lợi đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn tài sản và phát huy hiệu quả. Yêu cầu đối với người công nhân phải có kiến thức cơ bản được đào tạo chính quy tại các trường chuyên ngành mới có thể tính toán được năng lực phục vụ của từng công trình, thời gian tiêu hao điện năng, thổ nhưỡng chất đất, khí hậu thuỷ văn địa lý, môi trường và lượng nước tưới tiêu tới mặt ruộng cho từng loại cây trồng từng thời kỳ và từng vụ sản xuất khác nhau.Vì vậy lực lượng lao động có độ tuổi từ 25 đến dưới 35 rất phù hợp với công việc này. Lực lượng lao động này đã được đào tạo kiến thức cơ bản trong các trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và

54

cao đẳng, trung cấp nghề có kiến thức, sức khoẻ, điều kiện sẵn sàng đưa kiến thức áp dụng vào thực tế công việc, cải tiến sáng kiến.

- Cơ cấu lao động trong độ tuổi thâm niên công tác

Với cơ cấu số công nhân độ tuổi trên 35 trong công ty, lực lượng này có sức lao động bền bỉ có kiến thức, lòng yêu nghề nghiệp, chịu khó bám sát địa bàn, đồng ruộng và am hiểu tình hình thực tế và có kinh nghiệm trong sản xuất canh tác gieo cấy, nhận định dự đoán sớm những diễn biến bất thường của thời tiết khí hậu, thuỷ văn... Đây chính là lực lượng các cán bộ, công nhân lâu năm đã tạo nên một bí quyết thành công vượt bậc luôn khẳng định vị thế uy tín của Công ty.

Bảng 2.3: Thống kê nguồn lao động theo độ tuổi, thâm niên công tác của Công ty (tại thời điểm 31/ 12/ 2013) [9]

Đơn vị Số LĐ < 25 Nhóm độ tuổi 25 –35 >35 Ban lãnh đạo 3 0 0 3 Phòng TC-HC-LĐ 8 0 5 3 Phòng kế toán 5 0 3 2 Phòng Kỹ thuật – Kế hoạch 5 0 2 3

Phòng Quản lý nước & CT 6 1 4 1

Cụm TN Nam Hoà 12 1 5 6

Cụm TN Nam Hưng 11 0 6 5

Cụm TN La Chợ 16 2 7 7

Xí nghiệp XDSC 12 2 5 5

Tổ sửa chữa cơ điện 05 0 3 2

Tổng cộng 83 06 40 37

Phần trăm (%) 100 7,2 48,2 44,6

Lực lượng lao động ở độ tuối dưới 25 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 7,2% nhưng tính ưu điểm khi sử dụng số lao động này lại hiệu quả cao vì cơ bản có kiến

55

thức về khoa học công nghệ, sử dụng thành thạo tin học… số lao động này thực sự nhanh nhẹn, tháo vát có điều kiện học hỏi tìm hiểu tiếp cận thông tin bên ngoài, trên mạng nhanh, nhậy bén sáng kiến cải cách hành chính, đưa tin học ứng dụng trong quản lý điều hành từ Công ty tới cơ sở hiệu quả, tiết kiệm thời gian nâng cao chất lượng quản lý lao động trong các bộ phận vì vậy lực lượng lao động trẻ rất phù hợp với công việc này.

- Cơ cấu lao động theo giới tính

Bảng 2.4: Thống kê nguồn lao động theo giới tính của Công ty (tại thời điểm 31/ 12/ 2013) [9]

STT Tên bộ phận Tổng số LĐ Trong đó Nam Nữ 1 Ban lãnh đạo 3 3 0 2 Phòng TC- HC- LĐ 8 4 4 3 Phòng Kế toán 5 1 4 4 Phòng Kỹ thuật – KH 5 2 3 5 Phòng Quản lý nước - CT 6 4 2 6 Cụm TN Nam Hoà 12 7 5 7 Cụm TN Nam Hưng 11 6 6 8 Cụm TN La Chợ 16 9 7 9 Xí nghiệp XDSC 12 10 3

10 Tổ sửa chữa cơ điện 05 4 1

11 Tổng cộng 83 48 35

Phần trăm (%) 100 57, 80 42, 2

Nhận xét: Từ Bảng 2.4 trên ta thấy cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính tương đối phù hợp, tỷ lệ bố trí lực lượng lao động nữ trong các phòng nghiệp vụ chiếm 54,17% cao hơn bộ phận sản xuất chỉ chiếm 39,2%. Tuy nhiên, tại các cụm thủy nông thì nam giới có năng lực về thực hành tốt hơn nữ giới, song về lý thuyết còn yếu, cần bổ sung thường xuyên hàng năm.

56

- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Bảng 2.5: Thống kê nguồn lao động theo trình độ chuyên môn (tại thời điểm 31/ 12/ 2013) [9]

STT Tên bộ phận Tổng Số Trình độ chuyên môn LĐ Sơ cấp T.cấp/ Cao đẳng Công nhân kỹ thuật Đại học, Sau đại học 1 Ban lãnh đạo 3 0 0 0 3 2 Phòng TC-LĐ-HC 8 2 2 2 2 3 Phòng kế toán 5 0 1 0 4 4 Phòng kỹ thuật-KH 5 0 1 0 4 5 Phòng QLN-CT 6 0 2 0 4 6 Cụm TN Nam Hoà 12 0 2 6 4 7 Cụm TN Nam Hưng 11 0 2 7 2

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)