Hoạch định kế hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của Công ty

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định (Trang 102)

a. Công tác hoạch định nguồn nhân lực

Nghiên cứu đánh giá thực trạng cơ cấu nhân lực hiện có cũng như dự báo về nhu cầu nhân lực ở các lĩnh vực khác nhau nhằm chủ động tránh tình trạng thừa và thiếu nhân lực. Tăng cường công tác dự báo phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi từng Cụm, xí nghiệp, phòng ban đảm bảo sự phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Nhiệm vụ này cần được tiến hành thường xuyên để có sự điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của thực tiễn cuộc sống.

b. Công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm cán bộ:

Quy trình bổ nhiệm cán bộ phải đảm bảo chặt chẽ, theo đúng quy trình đúng thủ tục, đảm bảo tính dân chủ và phù hợp với từng loại cán bộ, từng vị trí quản lý. Những cán bộ được bổ nhiệm phải có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý đã được quy hoạch trước đó từ 5 đến 10 năm, đặc biệt là phải được đào tạo cơ bản trong nước và thử thách qua thực tế để đáp ứng đủ cho nhu cầu cán bộ quản lý thực tế mà công ty đang thiếu hụt.

Việc giới thiệu đề xuất bổ nhiệm cán bộ phải đảm bảo tuyệt đối, đúng quy trình và căn cứ vào những tiêu chuẩn chính của từng loại cán bộ quản lý, phải phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cần bổ nhiệm. Kịp thời miễn nhiệm những cán bộ quản lý không đảm bảo tiêu chuẩn, không hoàn thành nhiệm vụ.

89

Các phòng ban chức năng thường xuyên nghiên cứu xem xét để lập kế hoạch bổ sung, sửa đổi quy trình, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ cho từng giai đoạn. Nâng cao dần tiêu chuẩn cán bộ chuẩn bị đề bạt để đảm bảo có được đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng có chất lượng cao.

c. Xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại

Từ công tác dự báo, quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo từng bước để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công nhân lao động đáp ứng được yêu cầu quản lý, khai thác công trình thủy lợi trong tình hình hiện nay.

Công ty chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp trong Công ty, cán bộ kỹ thuật, cán bộ cơ sở, kế toán tài chính, quản lý nhân sự vv... chú trọng đào tạo theo quy hoạch với mục tiêu nâng cao chất lượng thực hành, đảm bảo cơ cấu phù hợp giữa các mặt hoạt động, giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, giữa hoạt động sản xuất kinh doanh công ích và ngoài công ích.

Đối với công nhân thủy nông, công nhân vận hành, xây dựng tiêu chuẩn nghề bắt buộc qua đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo đi vào thực chất.

Ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả đào tạo. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách, các giải pháp đào tạo và đào tạo lại.

d. Tăng cường hợp tác nghiên cứu đào tạo

Phối hợp với các nhà trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học: nhằm bồi dưỡng đào tạo cho cán bộ, công nhân lao động làm quen với công nghệ mới, những thành tựu khoa học kỹ thuật. Cộng tác với các trường dạy nghề đổi mới giáo trình, nội dung chương trình phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn và phù hợp với những công việc cụ thể tại Công ty.

90

Kết hợp các phương pháp đào tạo nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác đào tạo. Phương thức đào tạo lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu chính bằng các giải pháp sau:

- Kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng ở trường, lớp với việc tự học của cá nhân và việc rèn luyện qua thực tiễn công tác. Có cơ chế khuyến khích và khen thưởng kịp thời với các phát minh, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất mang lại hiệu quả cao;

- Tiếp tục duy trì phương pháp đào tạo kèm cặp chỉ bảo, bởi vì phương pháp này rất phù hợp với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay các hoạt động sản xuất diễn ra chủ yếu ở các tổ nhóm người lao động được biên chế theo từng trạm bơm, từng công trình, từng bộ phận trong các phòng ban thì hình thức chỉ bảo hướng dẫn trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao. Phương pháp Công ty áp dụng là tăng cường công tác khoán công việc cho tổ nhóm người lao động sẽ là động lực để có sự phối hợp nhóm và do yêu cầu công việc, những người lao động trong cùng một tổ nhóm sẽ chỉ dẫn nhau cùng thực hành công việc để hoàn thành nhiệm vụ chung;

- Quan tâm đến các phương pháp đào tạo phù hợp với ngành, ứng dụng các thành tựu khoa học vào thực tế quản lý doanh nghiệp. Đó là, sự kết hợp nghe giảng với thảo luận, tập dượt xử lý tình huống…;

- Thường xuyên mở các cuộc hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm giữa các cá nhân, tập thể. Các cuộc trao đổi này có thể tiến hành ngay trong công ty mình, cũng có thể hợp tác với các công ty cùng ngành khác. Đi tham quan các công ty làm công tác thủy lợi trong cả nước để học hỏi kinh nghiệm quản lý và khoa học kỹ thuật;

- Thực hiện tỷ lệ các cách thức đào tạo theo các nước phát triển như sau: Bài giảng, phụ đạo: 11%;

91

Trả lời phiếu thăm dò: 12%; Thăm quan thực tế: 17%;

Tự đào tạo theo nhiệm vụ: 30%.

- Chủ động tổ chức các khoá bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cập nhật kiến thức, văn bản mới cho cán bộ quản lý. Tăng cường đào tạo kỹ năng tư duy phức tạp, hướng tới giải quyết các vấn đề chiến lược (chiến lược thị trường, chiến lược về vốn, chiến lược về con người, chiến lược về công nghệ mới) và đào tạo quản lý cụ thể cho từng loại cán bộ của doanh nghiệp;

- Mở rộng phạm vi đào tạo ra đào tạo ngoài nước như cử người ra nước ngoài học tập, thực tập, tham quan các công ty lớn ở một số nước để học hỏi kinh nghiệm quản lý và khoa học kỹ thuật, một phần xem xét kiến thức sản xuất của họ để về bồi dưỡng thêm kiếnthức cho công nhân viên trong công ty;

+ Kết hợp đào tạo trong công việc và ngoài công việc để tiết kiệm chi phí đào tạo.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)