Các cách trả công cho người lao động

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định (Trang 44)

- Trả công theo thời gian: Tiền lương thời gian trả cho nhân viên thường được tính trên cơ sở số lương thời gian làm việc và đơn giá tiền lương trong một đơn vị thời gian (đơn vị tính thời gian: giờ, ngày, tuần, tháng hoặc năm).

31

Tiền lương thời gian được sử dụng rộng rãi đối với một số loại công việc của lao động không lành nghề hoặc những công việc khó tiến hành định mức chính xác do tính chất của công việc.

Công thức tính: Ltg = Ttt * L (1.1) Trong đó:

Ltg: lương tính theo thời gian;

Ttt: số ngày, giờ công thực tế mà người lao động đã thực hiện; L: mức lương ngày (giờ):

Lương ngày = Lương tháng/22; Lương giờ = Lương giờ/8.

- Trả công theo sản phẩm: Trả công theo sản phẩm là hình thức phổ biến đang được các doanh nghiệp áp dụng rất nhiều đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bởi vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội và mang lại hiệu quả cao hơn so với trả lương theo thời gian.

Công thức tính:

Lsp = Ntt * Đg (1.2) Lsp: lương trả theo sản phẩm;

Ntt: số sản phẩm hoàn thành đảmbảo chất lượng; Đg: đơn giá tiền lương sản phẩm.

Các điểm mạnh của phương thức này là:

+) Tiền công mà người lao động nhận được là dựa vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ tạo ra, chính vì vậy làm được càng nhiều thì lương càng cao, đây là một động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động của doanh nghiệp;

+) Ngày càng hoàn thiện và nâng cao tay nghề cho nhân viên bởi đây là yếu tố quyết định tiền lương của họ;

32

+) Đảm bảo tính công bằng làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, tránh được các mâu thuẫn giữa người lao động với nhau.

Có rất nhiều hình thức trả công theo sản phẩm, cụ thể như sau:

+) Trả công trực tiếp cho các cá nhân: Hình thức này áp dụng cho đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất tại các nhà máy, phân xưởng, các sản phẩm mà họ làm ra có khả năng kiểm tra dễ dàng và chính xác, tiền công của người lao động được tính bằng giá công làm ra mỗi sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm sản xuất được. Trả công trực tiếp cho người lao động sẽ giúp khuyến khích cường độ lao động và ý thức rèn luyện nâng cao tay nghề. Nhưng bên cạnh đó họ lại không để ý nhiều đến việc bảo quản máy móc trang thiết bị sản xuất, tiết kiệm nguyền vật liệu và lơ là công việc cũng như ý thức tập thể;

+ Trả công bằng hình thức khoán: các nhà quản lý áp dụng hình thức trả công này đối với các công việc có khối lượng lớn, khó ước tính được thời gian hoàn thành. Đây cũng là hình thức nâng cao được năng suất lao động và ý thức hoàn thành trước thời hạn được giao, vì cho dù thời gian kéo dài bao lâu thì số tiền công nhận được vẫn vậy;

+ Trả công theo hình thức gián tiếp: Các doanh nghiệp thường áp dụng hình thức này để trả công cho những lao động không chính thức tạo ra sản phẩm, chỉ phụ giúp cho lao động chính hưởng lương theo sản phẩm.Tiền công của lao động phụ này phụ thuộc và tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất của người lao động chính;

+) Trả công theo sản phẩm có thưởng: Hình thức này thường áp dụng đi kèm với hình thức trả khoán, người chủ sẽ căn cứ theo mức độ hoàn thành kế hoạch của ngưòi lao động để định mức tiền thưởng;

+) Trả công theo sản phẩm luỹ tiến: Đây là hình thức áp dụng cho các công việc mang tính phức tạp theo thời gian hoặc áp dụng để trả công cho các

33

bộ phận còn yếu trong một khâu sản xuất nhằm kích thích tinh thần làm việc, đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)