Đa dạng hóa nguồn tuyển dụng

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định (Trang 114)

Trong những năm tới, công tác tuyển dụng nhân lực từ các nguồn sẽ được đa dạng hóa, nhưng chủ yếu từ hai nguồn ở bên trong Công ty và ở thị trường lao động bên ngoài Công ty.

Nguồn nhân lực từ trong doanh nghiệp thường là cán bộ, công nhân lao động được lựa chọn cho những vị trí công việc cao hơn mà họ đang đảm nhận trong khối sản xuất kinh doanh sản phẩm công ích. Với nguồn nhân lực này, việc chọn lựa dễ hơn, chính xác hơn, và kích thích được tinh thần, khả năng làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng các giải pháp về đào tạo chỉ bảo hướng dẫn tại chỗ để nâng chất lượng nguồn nhân lực này.

Nguồn nhân lực bên ngoài doanh nghiệp rất đa dạng, phong phú như sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm dạy nghề, những lao động tự do hay những lao động đang làm việc trong các tổ chức khác. Với

101

nguồn nhân lực rộng lớn này, Công ty có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng cần quan tâm chất lượng. Trong những năm tới căn cứ nhu cầu phát triển các ngành nghề mới, Công ty chủ yếu tuyển chọn nguồn nhân lực từ bên ngoài doanh nghiệp cho phát triển sản xuất kinh doanh ngoài công ích.

Khi đã có tiêu chí, tiêu chuẩn lựa chọn, cán bộ phụ trách, công tác tuyển dụng tiến hành tìm ứng viên qua các nguồn khác nhau, tiến hành các bước cần thiết trong quy trình tuyển dụng để đảm bảo chất lượng tuyển dụng.

Kết luận chương 3

Trước những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành quyết tâm tiếp tục thực hiện đổi mới dịch vụ tưới tiêu, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác bảo vệ công trình thủy lợi, kiện toàn tổ chức, chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên có đủ năng lực, trình độ đảm đương được nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Để thực hiện những mục tiêu trong tương lai, công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực là một khâu quan trọng, là một hình thức đầu tư có tính chiến lược. Nội dung của luận văn trong chương 3 đã nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định, đáp ứng ngày một hiệu quả yêu cầu quản lý khai thác công trình thủy lợi là một việc hết sức cần thiết trong tình hình mới.

102

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc doanh, vai trò nhân lực càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhân lực trở thành tài sản quý giá nhất, là yếu tố quyết định sự thành công của Công ty. Nó được coi là tài sản vô hình giữ vị trí đặc biệt trong cơ cấu tổ chức Công ty. Với mục tiêu đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định, trong phạm vi đề tài đã tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực và những nhân tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

- Trên cơ sở lý luận đó đồng thời phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn về đặc điểm, chất lượng quản lý nguồn nhân lực để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định nhằm đáp ứng ngày một hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Một doanh nghiệp muốn phát triển thì phải có chiến lược quản lý phát triển nguồn nhân lực. Để làm được điều này cần phải có các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực. Có thể xem những giải pháp mà luận văn đã đề xuất trên góc độ nào đó vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn khi áp dụng vào thực tế cụ thể, không chỉ của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định mà còn có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp có đặc thù tương tự. Đó chính là những giá trị thực tiễn mà luận văn hướng tới.

Đề tài Luận văn nghiên cứu đề cập đến một lĩnh vực hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của một tổ chức đó là phát triển nâng cao hiệu quả

103

quản lý nguồn nhân lực, đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu, tra cứu, tham khảo tài liệu và các thông tin liên quan, do đó luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Tác giả kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và có thể vận dụng hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định nói riêng và các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi nói chung.

Trên thực tế, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong phát triển doanh nghiệp cần có sự thực hiện đồng bộ các giải pháp. Tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Nhà nước cần phải xây dựng một cơ chế thích hợp để người quản lý của Việt Nam có thể học hỏi các phương pháp quản lýcủa các nước tiên tiến. Để làm được điều đó, trước hết phải tạo ra được sự hợp tác về kinh tế, chính trị với các nước trên thế giới;

- Đổi mới hệ thống Giáo dục đào tạo cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường Đại học, các trung tâm đào tạo. Tăng cường dạy thực hành cho sinh viên trong quá trình học để khi ra trường có thể áp dụng được những kiến thức một cách thành thạo. Nội dung đào tạo cần quan tâm đó là: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc…;

- Đối với Doanh nghiệp: cần quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, nhằm tạo ra một đội ngũ lao động có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết. Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những người lao động có trách nhiệm, hiệu suất lao động cao;

104

- Xây dựng và chăm lo cho con người ở nước ta trong những năm qua đã giành được những thắng lợi to lớn bước đầu, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ấy, sự tác động của cơ chế thị trường đang bộc lộ nhiều bất cập có liên quan đến phát huy nhân tố con người. Làm thế nào để quản lý nguồn lực con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay một cách hiệu quả là vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống, nhằm tìm kiếm những giải pháp kịp thời, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống.

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung Ương khóa VIII (1996), Nghị quyết hội nghị lần thứ

3 ban chấp hành TƯ khóa 8 về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đổi mới; 2. Bộ luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi năm

2002, 2006, 2007;

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 40/2011/TT-

BNN&PTNT ban hành ngày 25 tháng 5 năm 2011 quy định năng lực của tổ chức cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi;

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 65/2009/TT- BNN và PTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

6. Trần Kim Dung (2007), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội;

7. Nguyễn Thành Hội (2000), Giáo trình quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội;

8. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội.

9. Phòng Tổ chức – hành chính – lao động Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành tỉnh Nam Định (2013), Các quy chế liên quan đến công tác lao động trong Công ty.

10. Phòng Tài chính – kế toán Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành tỉnh Nam Định (2013); Số liệu thống kê các năm 2012, 2013;

106

12. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định (2010), Quyết định số 13/2010/QĐ- UBND ngày 21/7/2010 của UBND tỉnh Nam Định và văn bản hướng dẫn số 323/SNN-CCTL ngày 18/8/2010 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam Định về việc phân cấp công tác quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định.

13. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2011), Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – tỉnh Nam Định (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)