Đây là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày nay. Đào tạo và phát triển là các hoạt động nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, là điều kiện
25
quyết định để các doanh nghiệp có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó, trong các doanh nghiệp, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ năng, những quy tắc khái niệm hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của công nhân viên và những yêu cầu của công việc.
Phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động tập hợp được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày thậm chí đến vài năm, tùy thuộc vào nội dung và mục tiêu học tập.
Phát triển là quá trình lâu dài nhằm nâng cao năng lực và động cơ của công nhân viên để biến họ thành những thành viên tương lai quý báu của tổ chức đó. Phát triển không chỉ bao gồm có đào tạo mà còn có cả sự nghiệp và những kinh nghiệm khác nữa.
Có nhiều lí do nói rằng công tác đào tạo và phát triển là quan trọng và cần được quan tâm đúng mức trong các doanh nghiệp. Trong đó có 3 lý do chủ yếu là:
- Để đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp;
- Để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của lao động;
- Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Phát triển nguồn nhân lực bao gồm việc đánh giá sự thực hiện, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, tạo môi trường làm việc tốt nhằm phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ vốn có. Quá trình đánh giá sự thực hiện phụ thuộc vào môi trường bên trong lẫn bên ngoài của tổ chức như các chính sách của chính phủ, luật lao động, văn hoá của tổ chức, mối quan hệ của tổ chức và các tổ chức khác,mối quan hệ bên trong tổ chức…
26
- Quá trình đánh giá sự thực hiện gồm 5 bước:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá công việc: Là bước đầu tiên cần thực hiện trong quá trình đánh giá. Hệ thống đánh giá không thể thực hiện hết các mục tiêu đó đặt ra, như vậy các nhà quản lý phải tiến hành phân tích các mục tiêu xem mục tiêu nào là quan trọng nhất, thiết thực nhất trong từng thời điểm để mà lựa chọn đánh giá. Việc vạch ra các mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể ứng với các thời điểm khác nhau;
Hình 1.3: Sơ đồ đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động[6]
+ Bước 2: Thiết lập kỳ vọng công việc: Các nhà quản lý phải trình bày rõ cho nhân viên hiểu được những kỳ vọng, họ chờ đợi gì ở những nhân viên tiềm năng. Việc xác định kỳ vọng công việc được thiết lập sau khi làm nhiệm vụ phân tích và mô tả công việc;
Thiết lập kỳ vọng công việc
Đánh giá sự thực hiện
Xác định các mục tiêu đánh giá thực hiện công việc
Kiểm tra sự thực hiện công việc
27
+ Bước 3: Kiểm tra sự thực hiện công việc của nhân viên: Các nhà quản lý quan sát sự thực hiện công việc của nhân viên trong quá trình làm việc. Tiến hành kiểm tra trình độ chuyên môn và phạm vi hiểu biết của nhân viên đểphục vụ cho quá trình đánh giá;
+ Bước 4: Đánh giá sự thực hiện: Là việc so sánh kết quả đạt được của nhân viên dựa trên các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Từ đó có những đánh giá, nhận xét về tình hình làm việc của nhân viên và thông báo cho họ biết;
+ Bước 5: Thảo luận việc đánh giá với nhân viên: Sau khi thực hiện đánh giá năng lực của nhân viên, cấp quản lý và nhân viên tiến hành thảo luận việc đánh giá công việc, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của người lao động, vạch ra các phương pháp làm việc mới hiệu quả hơn đáp ứng được nhu cầu của công việc.
- Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp:
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm mục đích nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để làm việc có hiệu quả hơn.
Quá trình này diễn ra liền tục trong suốt thời gian hình thành và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao được kỹ năng làm việc, tăng tầm hiểu biết và khả năng tư duy sáng tạo cho con người, từ đó đóng góp nhiều hơn nữa. Trước khi xây dựng hệ thống đào tạo và bồi dưỡng của doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi sau:
1. Mục tiêu đặt ra cho công tác bồi dưỡng và đào tạo là gì? 2. Thế nào là đào tạo có hiệu quả?
3. Đào tạo và bồi dưỡng có phải là phương án đầu tư tốt nhất được lựa chọn hay không ?
4. Đào tạo và bồi dưỡng có phải là một giải pháp giúp quản lý nguồn nhân lực tốt hay không?
28
+ Phân tích nhu cầu: Là việc xác định các nhu cầu đào tạo cần thiết về tất cả các lĩnh vực đang cần và cung cấp thông tin để xây dựng các kế hoạch đào tạo. Phân tích nhu cầu bao gồm các cấp sau:
i) Cấp tổ chức: nhiệm vụ của phần này là xác định tổng thể các nhu cầu đào tạo và vạch ra các chiến lược đào tạo cho tổ chức;
ii) Cấp nhiệm vụ: tiến hành thống kê các nhiệm vụ cần thiết nhất của công việc, xác định thứ tự ưu tiên đào tạo cho các nhiệm vụ đó.
Hình 1.4: Sơ đồ quá trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ [6]
iii) Cấp cá nhân: là việc xác định cụ thể cá nhân nào nên tham gia đào tạo bồi dưỡng để thực hiện. Không chỉ dừng lại ở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tầm hiểu biết và kỹ năng làm việc mà còn phải chú ý đến vấn đề đạo đức, chấp hành kỷ luật, thái độ làm việc và sự nhiệt huyết trong công việc.
Khi phân tích nhu cầu thì phải tiến hành vạch ra các mục tiêu cụ thể cho chương trình đào tạo trong tương lai, phù hợp với điều kiện hiện có.
+ Thực hiện đào tạo: quá trình thực hiện đào tạo thông qua các nội dung sau:
i) Đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc cho nhân viên;
ii) Đào tạo hoạt động theo nhóm: nhằm hướng dẫn cho đội ngũ nhân viên cách hoà nhập và làm việc theonhóm một cách có hiệu quả nhất;
Đánh giá kết quả đào tạo
Tiến hành đào tạo: -Nội dung đào tạo -Phương pháp đào tạo -Kỹ thuật đào tạo Phân tích nhu cầu:
-Nhu cầu cấp tổ chức -Nhu cầu cấp nhiệm vụ -Nhu cầu cấp cá nhân
29
iii) Đào tạo thực hiện nhiều chức năng: nội dung này nhằm trang bị cho nhân viên một lượng kiến thức rộng lớn đầy đủ, khả năng thực hiện được nhiều công việc, có khả năng tư duy tổng hợp cao, linh hoạt trong công việc;
iv) Đào tạo tính sáng tạo cho nhân viên: ở hình thức đào tạo này đội ngũ nhân viên được ưu tiên làm việc trong một môi trường đặc biệt, được tự do suy nghĩ sáng tạo theo ý thích cá nhân, phát huy hết tính sáng tạo mà không bị kiểm soát bởi bất cứ hệ thống kiểm soát nào.