Giai đoạn 2: Hình thành và phát triển thị trường HĐTL trái phiếu Chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 94)

Chính phủ (sau 2015)

Sau khi giai đoạn hoàn thiện các tiền đề kết thúc, cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm UBCKNN, Bộ Tài chính, SBV thông qua Tổ nghiên cứu đề án cần tổng hợp và đánh giá các nội dung đã đạt được đề từ đó định hình cụ thể các điều kiện tối ưu cho sự ra đời của thị trường HĐTL trái phiếu.

Trong giai đoạn này, Nghị định nêu trên về giao dịch HĐTL là cơ sở để Tổ nghiên cứu tiếp tục tư vấn để các đơn vị chức năng xây dựng các thông tư và quy chế hướng dẫn chi tiết về giao dịch, thanh toán –bù trừ, thành viên tham gia giao dịch, giám sát và xử lý vi phạm trên cơ sở xác định mô hình thị trường tối ưu nêu trên. Theo đó, SGD HĐTL trái phiếu có thể được phát triển theo hai giai đoạn từ thấp đến cao: 1) Giai đoạn 1: Xây dựng Bảng giao dịch HĐTL tại HNX (dự kiến 5 năm từ 2015-2020); 2) Giai đoạn 2: Nâng cấp Bảng giao dịch HĐTL thành SGD HĐTL tài chính (dự kiến từ 2020 trở đi), trong đó có lộ trình mở rộng HĐTL ra các hàng hoá cơ sở khác như cổ phiếu, trái phiếu các loại và ngoại hối.

KẾT LUẬN

Thị trường HĐTL trái phiếu Chính phủ là dạng thức phát triển bậc cao của thị trường chứng khoán. Đây là một thị trường đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật, về nhân lực, công nghệ cao và cần có thời gian dài để phát triển. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán phái sinh nói chung và thị trường HĐTL trái phiếu Chính phủ nói riêng có thể mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên và cho tổng thể thị trường nói chung. Đối với các thành viên giao dịch, HĐTL trái phiếu đem lại ba tác dụng: i) Phòng ngừa rủi ro biến động giá và lãi suất bất lợi cho những trái phiếu hiện đang nắm giữ; ii) Đầu cơ dựa trên ước đoán giá trong tương lai; và iii) Tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch giữa giá niêm yết và giá trị hợp lý của trái phiếu cơ sở. Đối với thị trường trái phiếu nói chung, sự hình thành và phát triển của thị trường HĐTL chắc chắn sẽ giúp tăng cường năng lực của các thành viên hệ thống trái phiếu tại HNX, kết nối thông suốt từ đấu thầu sơ cấp đến giao dịch thứ cấp và phái sinh, qua đó giúp tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu. Ngược lại, thị trường HĐTL trái phiếu hoạt động hiệu quả sẽ có tác dụng giúp cho việc tạo lập đường cong lợi suất chuẩn TPCP tại Việt Nam được rõ ràng hơn nhờ hệ thống dữ liệu đầy đủ hơn.

Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã đưa ra được một mô hình thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế và có thể triển khai tại Việt Nam. Những điểm mấu chốt của mô hình này là:

- Lựa chọn TPCP là thí điểm, áp dụng cho các loại trái phiếu khác trong tương lai trên cơ sở thành công của thị trường HĐTL TPCP.

- Lựa chọn phương thức thanh toán là thanh toán tiền mặt thay vì chuyển giao trái phiếu vật chất nhằm phù hợp với xu hướng hiện đại và nhất là nhu cầu thực tế của các thành viên.

-Các giải pháp kỹ thuật thị trường liên quan đến định giá, lựa chọn rổ trái phiếu, xác định trái phiếu rẻ nhất để giao, v.v…cần phải tuân theo thông lệ quốc tế để có thể tạo điều kiện tương thích và hội nhập thị trường trái phiếu trong tương lai.

- Xây dựng cơ chế thanh toán bù trừ kết hợp giữa VSD truyền thống và SBV là một bên tham gia mới. Trong đó, VSD thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ trái phiếu và SBV thực hiện thanh toán trái phiếu.

- Phát triển các thành viên hiện có của hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt hiện nay là NHTM và CTCK trở thành các thành viên chủ yếu của hệ thống giao dịch mới trên thị trường HĐTL trái phiếu.

- Cơ chế quản lý và giám sát thị trường cần sự phối hợp của nhiều bên nên cần thiết phải ban hành sớm khung pháp lý cho thị trường HĐTL, trước tiên với hình thức Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.

- Các điều kiện nền tảng cho sự hình thành và phát triển của thị trường HĐTL trái phiếu tại Việt Nam cần được lưu tâm đầy đủ trên cả ba phương diện: Điều kiện thể chế-luật pháp; điều kiện kinh tế-tài chính; và điều kiện kỹ thuật.

Có thể thấy rằng, các điều kiện chín muồi cho sự phát triển của thị trường HĐTL trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam vẫn chưa xuất hiện đầy đủ, tuy nhiên, việc nghiên cứu kỹ càng cơ sở lý luận và thực tiễn của các thị trường chứng khoán phái sinh phát triển trên thế giới để xây dựng thị trường là rất cần thiết và cần phải thực hiện ngay từ bây giờ. Những kết quả đạt được của Luận văn thực tế đã là một trong những cố gắng như vậy nhằm đóng góp vào tổng thể cấu trúc TTCK Việt Nam đang được định hình ngày một rõ nét hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Hồng Giang, “Thị trường trái phiếu Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”,

Bài viết tham luận tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012: Kinh tế Việt Nam năm 2012- Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

2. Phạm Nguyễn Hoàng (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và phát triển thị trường giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu tại Việt Nam,

Đề tài nghiên cứu cấp Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

3. Giảng Ngọc Huy (2009), Vận dụng hợp đồng tương lai chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Tạ Thị Huyền (2010), Điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học ngoại thương Hà Nội.

5. Vũ Thị Kim Liên, “Phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống tài chính”, Bài viết tham luận tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012:Kinh tế Việt Nam năm 2012-Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

6. Đào Lê Minh (2009), Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bùi Thụy Nam (2010), Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.

8. Nguyễn Duy Phong (2013), “Trái phiếu”, Báo cáo trái phiếu cập nhật tháng 11/2013 của Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

9. Quốc hội nước CH XHCN VN (2007), Luật chứng khoán, Nxb Tư pháp. 10.Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định định 252/QĐ-TTg ngày 1/3/2012

phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

Tiếng Anh

11.CME Group (2013), “Understanding treasury futures”, Report.

12.Jea Ha Park (2008), “Bond market development: the experience of the republic of korea”, Research document.

13.Naoyuki Yoshino (2008), “Bond market development in Japan”, Research document.

14.Simon Gray, Joshua Felman, Ana Carvajal and Andreas Jobst (2011), Developing ASEAN5 Bond Markets: What still needs to be done”, IMF working paper.

15. World bank, “Developing a government bond market: an overview”,

Research document. Website: 16.http://archive.saga.vn/view.aspx?id=1834 17.http://asianbondsonline.adb.org/vietnam.php 18.http://www.baomoi.com/Thanh-vien-san-giao-dich-CK-phai-sinh-phai-co- von-300-ty-dong/127/11213633.epi 19.http://www.baomoi.com/Xay-dung-thi-truong-chung-khoan-phai-sinh-tai- Viet-Nam/127/10159822.epi 20.http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan.chn 21.http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/hnx-xay-dung-duong-cong-loi- suat-chuan-cho-trai-phieu-chinh-phu-20110516094440594ca31.chn 22.http://chaobuoisang.net/hnx-ky-hop-tac-voi-so-giao-dich-hop-dong-tuong- lai-dai-loan-1689331.htm 23.http://datxanh.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/1850-6-ba-tro-ngai-lon-trong-trien- khai-t2.aspx 24.http://gafin.vn/20130119080542588p0c31/lo-trinh-cho-chung-khoan-phai- sinh-tai-viet-nam.htm 25.http://www.hgi.com.vn/Desktop.aspx/News/Tailieu/Su_phat_trien_cua_th i_truong_phai_sinh/

26.http://kientrucsaigon.net/KINH-TE/TTCK/C2/HOP-DONG-TUONG- LAI-CHUNG-KHOAN-PHAI-SINH.html 27.http://online.wsj.com/article/SB1000142405297020436940457721212276 0296852.html 28.http://sinhviênnckh.vn/?page=newsDetail&id=513046&site=9946 29.http://www.ssc.gov.vn 30.http://www.stockbiz.vn/News/2013/6/25/380932/them-san-pham-cho-thi- truong-trai-phieu.aspx 31.http://stocknews.vn/default.aspx?tabid=300&ID=40612&CateID=209 32.http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/231994p1014c1073/chung-khoan- phai-sinh-kho 33.http://www.tapchitaichinh.vn/Chung-khoan/Chung-khoan-phai-sinh- vuong-chinh-sach/24686.tctc 34.http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHFFID/quan-tri-rui-ro-bang-hop- dong-tuong-lai.html 35.http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJEDAJ/ra-mat-cuon--thi-truong- chung-khoan-phai-sinh.html 36.http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1i_sinh_t%C3%A0i_ch%C3%AD nh

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 94)