Định hướng xây dựng TTCK phái sinh

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 72)

Để hiện thực hóa những định hướng trên, các cơ quan quản lý cần tập trung thực hiện hai nhiệm vụ lớn, đó là, phát triển thị trường dựa trên nhu cầu của NĐT đối với sản phẩm chứng khoán phái sinh; đồng thời, việc xây dựng thị trường phái sinh cũng phải phù hợp với năng lực quản lý, giám sát và cơ sở hạ tầng của cơ quan quản lý các cấp.

Thứ nhất, việc chú trọng tới nhu cầu của nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng cho sự hoạt động thông suốt của thị trường với qui mô nhỏ như TTCK Việt Nam. Nếu cơ quan quản lý không thực hiện việc khảo sát và nghiên cứu kỹ trước khi bắt tay thực hiện, sẽ dẫn tới hiện tượng thị trường được xây dựng hoàn chỉnh nhưng mất tính thanh khoản do không có nhu cầu giao dịch. Do vậy, các cơ quan quản lý cần lựa chọn các loại sản phẩm thu hút được sự chú ý của NĐT khi xây dựng TTCKPS và có thể khảo sát trên các TTCK khu vực và thế giới để tìm ra các loại chứng khoán phái sinh đáp ứng

được vấn đề này.

Thứ hai, cần đảm bảo được sự tương thích với năng lực quản lý, giám sát khi xây dựng TTCKPS. Sự bền vững của thị trường cơ sở sẽ đảm bảo cho thị trường chứng khoán phái sinh hoạt động ổn định. Do đó, hoạt động quản lý giám sát của các cơ quan quản lý phải được thực hiện song hành, hay nói cách khác, hoạt động quản lý, giám sát phải được thực hiện đồng bộ giữa hai thị trường. Do đó, đòi hỏi thị trường cần được cấu trúc theo hướng đảm bảo sự quản lý tập trung, tránh sự phân tán và chồng chéo. Từ đó, để theo dõi và phát hiện kịp thời các biến động bất thường trên cả hai thị trường phái sinh và thị trương cơ sở thì cần phải xây dựng một hệ thống giám sát thuận lợi.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)