Thực trạng thị trường trái phiếu tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 58)

Hiện nay, trên thị trường có các loại trái phiếu sau: TPCP do Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Phát triển phát hành, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (trái phiếu Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc-VEC phát hành và được gọi là TPCP), trái phiếu chính quyền địa phương (do UBND Tp.HCM và Hà Nội phát hành) và trái phiếu doanh nghiệp.

Trong giai đoạn đầu, TPCP là hàng hóa niêm yết chủ đạo trên SGDCK Tp.HCM, tuy nhiên số lượng không nhiều (40 mã). Trong giai đoạn này, TPCP tương đối kém thanh khoản, giá trị giao dịch bình quân cũng rất thấp, với khoảng 2% giá trị TPCP niêm yết. Giai đoạn 2004-2007, giá trị trái phiếu niêm yết so với GDP tăng đáng kể, lên tới 11,3% GDP, đồng thời, nhiều quy định mới được áp dụng nhằm thúc đẩy giao dịch trái phiếu như: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; bỏ biên độ dao động giá; cơ chế giao dịch thỏa thuận; rút ngắn thời gian thanh toán T+1. Vì vậy, tính thanh khoản của thị trường cũng tăng dần.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 9/2013, dư nợ TTTP chiếm từ 14,23% đến trên 18% GDP. Tại thời điểm cuối tháng 9/2013, dư nợ TTTP đạt mức 679.787 tỷ đồng, chiếm 18,4% GDP ước của năm 2013. Tại thời điểm 30/9/2013, dư nợ thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) là 406.950 tỷ đồng, TTTP được Chính phủ bảo lãnh là 163.553 tỷ đồng, TTTP DN là 96.895 tỷ đồng, TTTP chính quyền địa phương là 12.389 tỷ đồng.

Đối với TTTP được Chính phủ bảo lãnh, trong giai đoạn 2006 - 2012 có mức tăng trưởng mạnh nhất là 408,6%, theo đó là thị trường TPCP tăng trưởng 193,9%, thị trường TPDN tăng trưởng 127% và TTTP chính quyền địa phương tăng trưởng 92,4%.

Phương thức phát hành TPCP đã chuyển dịch dần từ bảo lãnh sang đấu thầu. Trước năm 2010, TPCP được phát hành chủ yếu qua phương thức bảo lãnh (chiếm trên 80% khối lượng phát hành). Từ năm 2011 đến nay, TPCP được phát hành chủ yếu bằng phương thức đấu thầu (chiếm đến 95% khối lượng phát hành).

Cơ cấu nhà đầu tư TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chưa có chuyển biến, vẫn tập trung chủ yếu vào các ngân hàng thương mại (chiếm đến 86,7% khối lượng trái phiếu đang niêm yết). TTTP trong nước vẫn chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 13,33% khối lượng trái phiếu đang niêm yết).

Trong giai đoạn 2010 - 2013, TTTP đã phát triển mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Về khuôn khổ pháp lý, giai đoạn từ năm 2000 đến nay, khung pháp lý về phát hành trái phiếu đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường. Trong năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư quy định đầy đủ quy trình, thủ tục phát hành, đăng ký, lưu ký và niêm yết các loại trái phiếu theo quy định tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, hướng tới các thông lệ của thị trường quốc tế. Đặc biệt là việc niêm yết và giao dịch tín phiếu Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Ngày 7/12/2012 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 3089/QĐ-BTC đưa ra danh sách thành viên đấu thầu TPCP năm 2013. Với việc ban hành danh sách này, hoạt động của TTTP sẽ dần tiếp cận với thông lệ quốc tế, tập trung hoạt động thông qua một số các tổ chức cụ thể để từng bước chuyên môn hóa hoạt động giao dịch trái phiếu, hình thành hệ thống các tổ chức tạo lập thị trường, có nghĩa vụ cung cấp định hướng cho thị trường tài chính, hỗ trợ thanh khoản cho TTTP và là cầu nối giữa các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước (tổ chức phát hành).

Bên cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ sự phát triển của TTTP, cụ thể: (i) thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm trái phiếu theo hướng tăng cường các công cụ nợ có kỳ hạn dài

để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Trong năm 2013, KBNN đã thực hiện phát hành trái phiếu kỳ hạn kéo dài 15 năm theo phương thức bảo lãnh phát hành; (ii) hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán để thúc đẩy việc đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp; (iii) giảm thời gian đưa trái phiếu phát hành vào giao dịch từ T+6 thành T+5 (giảm 1 ngày làm việc); (iv) thực hiện đề án tái cơ cấu hàng hoá trên TTTP Chính phủ để giảm bớt mã trái phiếu giao dịch, tăng quy mô niêm yết và tăng tính thanh khoản cho TPCP. Kể từ năm 2012, KBNN đã bắt đầu thực hiện hoán đổi TPCP để tăng thanh khoản trên thị trường thứ cấp; (v) rà soát, cải tiến cơ chế thuế, phí lệ phí để khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào TTTP.

Bảng 2.6. Quy mô thị trƣờng trái phiếu giai đoạn 2006-9/2013

(Nguồn: Vụ Tài chính các Ngân hàng và tổ chức tài chính)

Mặc dù, TTTP đã đạt được kết quả nêu trên, nhưng nhìn chung quy mô của thị trường vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản của TTTP vẫn còn thấp. Nguyên

nhân chủ yếu là do các tồn tại, hạn chế sau:

Một là, về các quy định pháp lý: Việc chưa có khung khổ pháp lý về hoạt động định mức tín nhiệm đã ảnh hưởng đến sự phát triển của TTTP Việt Nam, do các nhà đầu tư không có thông tin về mức độ rủi ro của trái phiếu nên đã hạn chế giao dịch. Luật Chứng khoán không cho phép bán chứng khoán khống, do đó các thành viên đấu thầu trái phiếu không thể thực hiện chào giá 2 chiều khi không có mã trái phiếu được chào giá. Ngoài ra, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công không cho phép việc các thành viên đấu thầu trái phiếu được vay trái phiếu từ Bộ Tài chính. Do vậy, không có cơ chế hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên đấu thầu trái phiếu trong việc thực hiện các nghĩa vụ tạo thanh khoản trên thị trường thứ cấp trái phiếu.

Theo Điều 15 Luật NHNN, chỉ có các tổ chức tín dụng mới được tham gia nghiệp vụ thị trường mở nhưng hiện tại có 22 ngân hàng thương mại (NHTM) và 14 công ty chứng khoán là thành viên đấu thầu trái phiếu. Đây là một hạn chế lớn đối với các công ty chứng khoán so với các NHTM, không được hỗ trợ thanh toán từ NHNN. Nguồn tiền cho việc thực hiện mua lại TPCP chưa được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước. Công tác phát hành TPCP còn phụ thuộc vào việc quản lý thu – chi ngân sách mà chưa theo sát diễn biến trên thị trường.

Hai là, về cơ sở nhà đầu tư trên TTTP: Hệ thống các nhà đầu tư trên TTTP vẫn chưa thay đổi, tập trung vào các NHTM (nắm giữ khoảng 87% tổng khối lượng trái phiếu), chưa có các tổ chức tài chính khác tham gia đầu tư dài hạn trên thị trường. Các NHTM chỉ trong điều kiện thanh khoản tốt, dư thừa về nguồn vốn khả dụng mới tham gia, đầu tư vào trái phiếu. Các NHTM có nguồn vốn đầu tư dài hạn ít nên nhu cầu chủ yếu là trái phiếu có kỳ hạn ngắn (chủ yếu là tín phiếu và trái phiếu kỳ hạn 2, 3 năm). Việc huy động mạnh các kỳ hạn ngắn làm tăng rủi ro tái cấp vốn đối với Chính phủ. Do vậy, việc tăng khối lượng huy động giai đoạn 2010 – 2013 là chưa bền vững.

Nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ quay lại TTTP trong nước từ cuối năm 2012 nhưng còn dè dặt, nắm giữ khoảng 13% tổng khối lượng trái phiếu (bao gồm cả tỷ lệ sở hữu của pháp nhân nước ngoài khoảng 2% và của tổ chức thành

lập trong nước có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 11%).

Ba là, về thông tin giao dịch: Giao dịch repo chưa được báo cáo đúng bản chất, đang được báo cáo thành 2 giao dịch mua đứt (Outright). Do vậy, ảnh hưởng đến tính chính xác về bản chất và thời điểm của lãi suất giao dịch. Hầu như không có giao dịch, nếu có thì thông tin cũng không được công bố để làm cơ sở định giá cho thị trường.

Bốn là, rủi ro về thanh toán: Thanh toán trái phiếu đang được thực hiện qua BIDV, dẫn đến rủi ro về thanh khoản của BIDV khi khối lượng giao dịch trái phiếu ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)