Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn về giao

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 88)

dn v giao dch hợp đồng tương lai trong đó có phân định rõ chức

năng quản lý, giám sát thịtrường

Trước hết, cơ quan quản lý cần xây dựng khuôn khổ pháp lý về chứng khoán phái sinh trước khi xây dựng thị trường HĐTL trái phiếu. Các văn bản này như vậy bao gồm việc điều chỉnh các công cụ chứng khoán phái sinh nói chung như quyền chọn, hợp đồng tương lai trên chỉ số chứng khoán hoặc cổ phiếu riêng lẻ... Do thị trường phái sinh nói chung và thị trường tương lai trái phiếu nói riêng là phức tạp, đồng thời thị trường HĐTL trái phiếu Chính phủ liên quan đến nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, trong thời gian tới cần có một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực dưới hình thức Nghị định của Chính phủ về CKPS và thị trường CKPS, trong đó đối tượng điều chỉnh là các sản phẩm phái sinh dưới hình thức Hợp đồng quyền chọn (Option) và Hợp đồng tương lai (futures) dành cho các chứng khoán. Dưới Nghị định này là c á c Thông tư hướng dẫn riêng về giao dịch các chứng khoán phái sinh, trong đó có HĐTL TPCP do Bộ Tài Chính ban hành. Việc có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chung về chứng khoán phái sinh sẽ là một điều kiện thuận lợi mang tính đột phá cho thị trường HĐTL trái phiếu được chính thức hình thành và phát triển. Trên cơ sở đó, các văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ do UBCKNN soạn thảo và trình Bộ Tài chính ban hành. Sau một thời gian thị trường phát triển đầy đủ hơn, cần thiết phải nâng cấp Nghị định này thành một Luật về giao dịch tương lai tại Việt Nam.

3.3.2. Xác định vtrí của SGD HĐTL trái phiếu Chính phủ trong tng th

cấu trúc TTCK hoàn chỉnh Vit Nam

Trên cơ sở khuôn khổ pháp lý định hình cho giao dịch chứng khoán phái sinh, một yếu tố hỗ trợ quan trọng nữa là vị trí của SGD Chứng khoán phái sinh trong tổng thể cấu trúc TTCK cần được xác định rõ trong tất cả các văn bản liên quan. Hiện nay do cấu trúc TTCK vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nên SGD chứng khoán phái sinh cần được coi là một cấu phần quan trọng trong

tổng thể thị trường, là một bộ phận thuộc nhóm thứ thị trường thứ ba (bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường phái sinh). Do đặc thù của giao dịch HĐTL là tính chuẩn hoá và tập trung trên SGD, nên nhất thiết phải hình thành một thị trường tập trung cho giao dịch HĐTL trái phiếu. Như trên đã đề cập, thị trường tập trung này nên được xây dựng tại SGD nào đang giao dịch tập trung TPCP cơ sở - đó là SGDCK Hà Nội. Trong điều kiện tái cấu trúc TTCK, theo đó hai SGD có thể sáp nhập thành mô hình một Sở hai sàn, thì thị trường giao dịch tập trung HĐTL cho TPCP vẫn cần đặt tại Hà Nội bởi vì đây là nơi tập trung của Chính phủ và hầu hết các cơ quan Trung ương, tạo thuận lợi cho giao dịch. Trong điều kiện nào thì SGD CKPS cũng là mô hình đầu tiên để xây dựng thị trường tương lai, thị trường quyền chọn cho các loại hàng hoá khác và nên được xây dựng và phát triển riêng biệt so với thị trường cổ phiếu và trái phiếu cơ sở. Trong tương lai, dựa trên sự thành công của thị trường này, các loại trái phiếu khác cũng sẽ được tích hợp vào hệ thống giao dịch; đồng thời, kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng sẵn có của thị trường này sẽ được phát triển tiếp cho các loại chứng khoán phái sinh mới khác.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 88)