2.1.2.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh tại Đài Loan
Thị trường chứng khoán Đài Loan được phân chia thành 3 khu vực đặc trưng là: Thị trường chứng khoán niêm yết (TWSE- Taiwan Stock Exchange); Thị trường các sản phẩm phái sinh giao dịch trên Sở (Taifex- Taiwan Futures Exchange) và Thị trường Gre Tai – một thị trường đa chức năng cung cấp thị trường giao dịch tập trung để giao dịch các cổ phiếu niêm yết vừa cung cấp một cơ chế giao dịch OTC cho thị trường các cổ phiếu mới nổi, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và các sản phẩm phái sinh.
Nói riêng về thị trường chứng khoán phái sinh Đài Loan thì thị trường này chính thức đi vào hoạt động kể từ khi Sở giao dịch Hợp đồng tương lai Đài Loan (Taifex- Taiwan Futures Exchange) được thành lập năm 1998 dựa trên khung pháp lý đã được xây dựng là Luật giao dịch HĐTL năm 1997 với sản phẩm đầu tiên được tổ chức giao dịch trên TAIFEX là: HĐTL chỉ số cổ phiếu trên SGDCK Đài loan với trọng số vốn hóa thị trường tháng 7/1998. Ngay sau đó, trong lần kỷ niệm đầu tiên kể từ khi thành lập, TAIFEX giới thiệu thêm nhiều sản phẩm chứng khoán phái sinh dựa trên chỉ số khác như: HĐTL chỉ số ngành điện tử trên SGD cổ phiếu Đài Loan (Taiwan Stock Exchange Electronic Sector Index futures) và HĐTL chỉ số ngành tài chính (Taiwan Stock Exchange Finance Sector Index futures) trên SGD cổ phiếu Đài Loan…
Cho tới nay, trải qua nhiều năm nỗ lực, TAIFEX được đứng trong danh sách các thị trường tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới với việc phát triển mạnh các HĐTL, HĐQC trên hầu hết các chỉ số quan trọng của thị trường cổ phiếu Đài Loan; trái phiếu chính phủ; lãi suất và hàng hóa…
Hiện tại, TAIFEX giao dịch 21 loại hợp đồng tương lai và quyền chọn với tài sản cơ sở là các chỉ số chứng khoán, trái phiếu chính phủ, chứng khoán vốn, lãi suất và hàng hóa. Trong đó có 06 loại hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán của TAIFEX được phép chào bán ở Mỹ. Hiện nay, tại Đài Loan, HĐTL trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm là sản phẩm tiêu biểu cho các sản phẩm HĐTL trên lãi suất tại quốc gia này.Đây là sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ đầu tiên được đưa vào giao dịch trên Sở giao dịch HĐTL Đài Loan Taifex
kể từ tháng 1/2004.
Bảng 2.5. Mẫu HĐTL trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm – Đài Loan
Mục Mô tả
Tên HĐTL Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm
Tài sản cơ sở Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm với mệnh giá là 5 triệu Đôla Đài Loan và lãi suất cuống phiếu là 3%.
Ký hiệu GBF
Trái phiếu có thể chuyển giao
TPCP được lựa chọn để thực hiện chuyển giao vật chất phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. TPCP được lưu ký
2. TP được phát hành với thời gian đáo hạn là 10 năm hoặc được mở lại với thời gian đáo hạn thanh toán là 10 năm
3. Thời gian đáo hạn không được ít hơn 8 năm 6 tháng và không quá 10 năm tính đến ngày đáo hạn thanh toán hợp đồng .
4. Lãi suất được trả theo từng năm
5. Trái chủ được thanh toán toàn bộ 1 lần tại thời điểm đáo hạn.
Tháng giao hàng
Tháng giao HĐTL sẽ là 3 tháng đầu Quý kế tiếp trong số các tháng Ba, tháng Sáu, tháng Chín, tháng Mười hai kể từ tháng giao ngay
Niêm yết giá Hợp đồng sẽ được yết giá tính 100 USD theo mệnh giá của tài sản cơ sở.
Biên độ giao động giá tối thiểu
Bước giá tối thiểu là 0.5 khi giá thay đổi 250 đô la Đài Loan.
Thời gian giao dịch
Ngày giao dịch của HĐTL cũng đồng thời là ngày giao dịch trên hệ thống giao dịch điện tử trái phiếu trên thị trường Gretai. Thời gian giao dịch bắt đầu từ 8h45 đến 13h45; thời gian giao dịch HĐTL vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng chuyển giao là từ 8h45 đến 12h trưa.
Giá thanh toán hàng ngày
Giá thanh toán hàng ngày sẽ được xác định như sau: Giá bình quân theo khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư trong một phút giao dịch cuối cùng trước khi thị trường đóng cửa. Trường hợp giá thanh toán hàng ngày không xác định được theo các quy định trên hoặc giá được xác định mà không hợp lý thì giá thanh toán sẽ do SGD phái sinh Đài Loan quy định.
Giới hạn giá hàng ngày
Biên độ giá của HĐTL TPCP sẽ là +/- 3 đô la Đài Loan so với giá thanh toán của ngày hôm trước.
Ngày giao dịch
cuối cùng Ngày thứ tư của tuần thứ hai của tháng giao hàng Phương thức
thanh toán Giao hàng vật chất
Ngày giao hàng Ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch cuối cùng.
Giá thanh toán cuối cùng
Giá thanh toán của HĐ được xác định là giá bình quân khối lượng giao dịch trong mười lăm (15) phút cuối trước khi đóng của giao dịch của ngày giao dịch cuối cùng; nếu có ít hơn 20 giao dịch trong thời gian 15 phút giao dịch đó thì khối lượng giao dịch bình quân của 20 giao dịch cuối cùng trong ngày sẽ loại trừ 2 mức giá cao nhất và 2 mức giá thấp nhất sẽ được tính là giá thanh toán hợp đồng. Nếu có ít hơn 20 giao dịch tại cả ngày giao dịch cuối cùng thì bình quân thực tế giá trị giao dịch trong ngày đó được tính là giá
thanh toán của HĐ.
Trường hợp không có giao dịch nào tại ngày giao dịch cuối cùng hoặc giá nêu trên không hợp lý thì SGD phái sinh Đài Loan sẽ xác định giá thanh toán.
Giới hạn vị thế
Tổng vị thế mở của HĐTL TPCP của NĐT nắm giữ vị thế bán hoặc mua tại bất kỳ thời điểm nảo, NĐT phải tuân theo các yêu cầu sau, các yêu cầu này có thể được điều chỉnh bởi TAIFEX tùy theo tình hình thị trường:
1) Một nghìn hợp đồng (1000) đối với các tháng chuyển giao riêng lẻ
2) Hai nghìn hợp đồng (2000) đối với sự kết hợp các tháng chuyển giao.
Tổng vị thế mở tối đa của HĐTL mà tổ chức kinh doanh CKPS có thể nắm giữ tối đa gấp 3 lần hạn mức vị thế của NĐT cá nhân. Tuy nhiên, số vị thế nắm giữ ở tháng hợp đồng gần nhất sẽ không được vượt quá giới hạn quy định nêu trên.
NĐT tổ chức có thể xin TAIFEX chấp thuận tăng hạn mức vị thế nếu dựa trên như cầu phòng ngừa rủi ro.
Vị thế mở của NĐT sẽ phải tuân theo quy đinh của TAIFEX về giám sát vị thế trên thị trường bên cạnh các quy định khác trong quy chế này.
Ký quỹ
Ký quỹ giao dịch và ký quỹ duy trì do các FCM quy định không được thấp hơn ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì do SGD phái sinh Đài Loan công bố.
Kỹ quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì do SGD phái sinh công bố sẽ căn cứ ký quỹ bù trừ được tính toán theo các tiêu chí,
phương pháp chọn lựa để tính ký quỹ bù trừ với số phần trăm do SGD phái sinh Đài Loan quy định.
(Nguồn: Sở giao dịch HĐTL Đài Loan)
2.1.2.2.Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán phái sinh tại Đài Loan
Cấu trúc thị trường
Hình 2.2. Cấu trúc thị trƣờng phái sinh Đài Loan
(Nguồn: Sở giao dịch HĐTL Đài Loan)
Cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính ở Đài Loan là Ủy ban giám sát tài chính (FSC- Financial Supervisory Commission), được thành lập năm 2004 nhằm thúc đẩy công tác giám sát trong lĩnh vực tài chính tại Đài Loan. Mục tiêu ban đầu của Ủy ban này là giám sát hệ thống ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm và đóng vai trò là nhà quản lý duy nhất trong 3 lĩnh vực này.
Cơ cấu tổ chức của FSC gồm: 4 Ủy ban/Cục (Commission/Bureaus); 4 Vụ (Departments); và 4 phòng ban khác nhau. Trong số 04 Ủy ban/Cục là: Cục tiền tệ; Cục chứng khoán và phái sinh; Cục bảo hiểm; Cục kiểm tra/thanh tra thì
Cục chứng khoán và phái sinh là đơn vị quản lý trực tiếp và thực hiện giám sát việc phát hành chứng khoán; giao dịch chứng khoán và giao dịch các sản phẩm phái sinh.
Hệ thống giao dịch Thời gian giao dịch
- Thời gian giao dịch từ 8h45’ đến 13h45’.
- Ngày giao dịch cuối cùng từ 8h45’ đến 13h30’. Phương thức giao dịch và khớp lệnh
Có hai loại lệnh cơ bản là Lệnh thị trường (market order) và lệnh giới hạn (limit order). Các công ty môi giới hợp đồng tương lai FCM co thể từ đó tạo ra nhiều loại lệnh khác như: lệnh theo thị trường nếu đạt (market if touched), lệnh dừng, lệnh giới hạn dừng, lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc hủy bỏ…
Phương thức khớp lệnh:
- Trước khi mở cửa thị trường (từ 8h30-8h45): Khớp lệnh định kỳ. - Trong suốt thời gian giao dịch (8h45 – 13h45): Khớp lệnh liên tục.
Thành viên giao dịch
- Công ty môi giới chứng khoán phái sinh - Futures Commission Merchants (FCM) : đây là thành viên giao dịch được thực hiện hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh trên TTPS (môi giới và tự doanh); được phép môi giới và tự doanh đối với hầu hết các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai trên Taifex; do đó, đây là thành viên phải đáp ứng yêu cầu cao nhất đối với một thành viên giao dịch để có giấy phép từ Ủy ban chứng khoán và Hợp đồng tương lai của Đài Loan (SFC- Securities and Futures Commission);
- Công ty kinh doanh chứng khoán phái sinh - Concurrent Futures Business Operators (CPO): đây là loại thành viên giao dịch mà có thể lựa chọn một hoặc nhiều nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường phái sinh tùy theo khả năng đáp ứng của thành viên. Thành viên này có thể thực hiện một trong số nghiệp vụ kinh doanh của thành viên FCM;
- Công ty nhận lệnh (IB- Introducing Broker): đây là thành viên giao dịch thực hiện nghiệp vụ chủ yếu là nhận lệnh của khách hàng với vai trò là một nhà môi giới; không được thực hiện tự doanh trên tài khoản của mình.
Cơ chế thanh toán, bù trừ Giai đoạn giao dịch
Thời gian giao dịch từ 8h45 đến 13h45 từ thứ 2 tới thứ 6. Hệ thống khớp lệnh giao dịch sẽ truyền các dữ liệu về giao dịch mới nhất cho bộ phận bù trừ, sau đó bộ phận bù trừ này sẽ chuyển các dữ liệu trên tới từng thành viên bù trừ.
Giai đoạn sau khi giao dịch đã được thực hiện
Hệ thống sẽ kích hoạt hạch toán theo giá thị trường (mark to market) hàng ngày kể từ lúc 14h30 từ thứ 2 tới thứ 6. Giá thanh toán sẽ được quyết định đối với mỗi hợp đồng vào cuối giờ giao dịch và mức giá này sẽ được chuyển từ hệ thống khớp lệnh giao dịch tới hệ thống bù trừ và đóng vai trò là cơ sở để tính toán ký quỹ. Sau khi việc tính toán “mark to market” được thực hiện hàng ngày thì hệ thống bù trừ sẽ thông báo dữ liệu về vị thế hiện tại tới bộ phận “back office” của thành viên bù trừ. Sau khi xác nhận lại giao dịch, khách hàng thiếu ký quỹ sẽ phải ký quỹ bổ sung vào tài khoản của mình để đáp ứng yêu cầu ký quỹ.
Ngân hàng thanh toán sẽ nhận được danh sách các khách hàng phải ký quỹ bổ sung từ bộ phận bù trừ của Sở và sau đó họ sẽ phải thông báo lại với Bộ phận bù trừ về việc bổ sung ký quỹ của từng khách hàng.
Hình 2.3. Quy trình thanh toán CKPS –Đài Loan
(Nguồn: Sở giao dịch HĐTL Đài Loan)
- Thành viên bù trừ ký quỹ đối với mỗi vị thế mở trước khi giao dịch. - Trong thời gian giao dịch, bộ phận bù trừ của Taifex kiểm tra vị thế và ký quỹ của các thành viên bù trừ.
- Nếu lượng ký quỹ không đủ, bộ phận bù trừ của Taifex sẽ thông báo với ngân hàng thanh toán và thành viên bù trừ.
- Thành viên bù trừ sẽ phải nộp khoản ký quỹ bổ sung vào tài khoản của mình tại ngân hàng thanh toán và thông báo với Taifex qua fax.
- Hệ thống giao dịch điện tử (ETS) đóng cửa lúc 13h45 phút từ thứ Hai tới thứ sáu.
- Bộ phận bù trừ tính toán khoản ký quỹ yêu cầu đối với tất cả các vị thế mở.
- Thời hạn cuối để nộp ký quỹ là 15h30 phút chiều.
- Bộ phận bù trừ chuẩn bị báo cáo và chuyển dữ liệu về yêu cầu ký quỹ cho ngân hàng thanh toán.
- Ngân hàng thanh toán khấu trừ trong tài khoản của thành viên bù trừ và chuyển dữ liệu lại cho Bộ phận bù trừ.
- Bộ phận bù trừ chuẩn bị báo cáo hàng ngày và chuyển lại cho thành viên thanh toán.
Phương thức thanh toán
Tại Taifex, tùy vào từng loại hợp đồng tương lai/quyền chọn sẽ có cách thức thanh toán bằng tiền hay thanh toán bằng vật chất.
- Các loại hợp đồng tương lai sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền: + Hợp đồng tương lai chỉ số/ Hợp đồng tương lai cổ phiếu đơn lẻ. + Hợp đồng tương lai vàng.
+ Quyền chọn chỉ số. + Quyền chọn cổ phiếu.
- Thanh toán bằng vật chất: Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, nhà đầu tư nào không có tài sản cơ sở để thực hiện thanh toán vật chất thì có thể thanh toán bằng tiền mặt.
Thành viên bù trừ
- Individual Clearing Member (Thành viên bù trừ riêng lẻ): là một thành viên FCM được phân quyền thực hiện bù trừ các giao dịch đối với tài khoản khách hàng của chính thành viên đó và đối với tài khoản tự doanh;
- General Clearing Member (Thành viên bù trừ tổng hợp): Là một thành viên FCM được phân quyền thực hiện bù trừ không chỉ các giao dịch tự doanh và giao dịch của khách hàng của thành viên mà còn thực hiện bù trừ cho các FCM khác ủy quyền cho thành viên bù trừ này;
- Special Clearing Member (Thành viên bù trừ đặc biệt): Là các tổ chức tài chính không phải là các FCM được cấp phép thực hiện bù trừ thay mặt cho các FCM.
Một thành viên muốn trở thành thành viên bù trừ của TAIFEX phải đệ trình lên Bộ phận bù trừ (Clearing Department) của TAIFEX để đăng ký làm thành viên và phải đáp ứng các điều kiện về tài chính nhất định.
Mô hình giám sát
TAIFEX thực hiện giám sát thị trường hàng ngày theo Quy chế của TAIFEX quản lý Giám sát giao dịch thị trường. TAIFEX, TWSE, TDCC và GTSM đã kí MoU đa phương trong việc quản trị rủi ro và trao đổi thông tin thị trường. Nếu phát hiện bất kì hiện tượng nào bất thường ảnh hưởng đến sự an toàn của thị trường phái sinh và thị trường cơ sở thì sẽ thông báo cho các đơn vị có liên quan.
Cả CM và FCM đều phải có trách nhiệm giám sát vị thế tài khoản của tổ chức và khách hàng của mình.
Trong quá trình thực hiện điều tra, nếu TAIFEX hay thành viên bù trừ phát hiện bất kì hiện tượng bất thường nào, ngoài các hành động cần thiết, còn sẽ lập tức tập hợp dữ liệu có liên quan để phân tích, điều tra và chuẩn bị báo cáo cho SFC trong vòng 05 ngày kể từ ngày xảy ra sự việc. Với các hành vi bất hợp pháp cấu thành tội danh sẽ lập tức báo với cơ quan tư pháp hay SFC.
TAIFEX và thành viên bù trừ sẽ tổ chức hội nghị giám sát và xem xét các báo cáo phân tích giám sát thị trường vào hàng tháng và báo cáo cho SFC trước 10 ngày của mỗi tháng.
Mô hình Công bố thông tin
Công bố thông tin của TAIFEX:
Trong thời gian giao dịch, Taifex phải công bố đầy đủ các thông tin sau: mức giá mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất, thay đổi so với giá thực hiện ngày giao dịch trước đó, khối lượng giao dịch, giá và khối lượng của 05 lệnh mua/bán tốt nhất, các thông tin khác…
Sau thời gian giao dịch, Sở giao dịch phái sinh Đài Loan phải công bố kết quả giao dịch hàng ngày.
Ngoài ra, Taifex cũng phải công bố các thông tin khác như: thay đổi tỷ lệ ký quỹ, thay đổi hạn mức vị thế được áp dụng, thông báo về tạm ngừng giao dịch … để các thông tin được công bố có thể đến với nhà đầu tư nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.