Xây dựng cơ chế giao dịch và công bố thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 79)

3.2.2.1.Cơ chế giao dịch tổng quát

Cơ chế giao dịch nói chung của thị trường HĐTL trái phiếu là tập trung tại SGD HĐTL theo các nội dung sau:

1. SGD HĐTL trái phiếu mở cửa vào các ngày làm việc trong tuần với khung giờ giao dịch khác với thị trường cơ sở. Mục đích của việc này là tạo ra sự nhận biết khác biệt về thị trường phái sinh cho các bên tham gia thị trường so với thị trường cơ sở, từ đó góp phần tăng cường vai trò và tầm quan trọng của thị trường trái phiếu nói chung.

2. SGD HĐTL thực hiện công bố danh mục các loại trái phiếu cơ sở có thể được chuyển giao và hệ số chuyển đổi đi kèm trên cơ sở hàng ngày.

3. Các thành viên giao dịch HĐTL đóng vai trò môi giới và tự doanh được phép nhận lệnh giao dịch từ buổi sáng và thực hiện chuyển lệnh vào hệ thống giao dịch khi thị trường mở cửa vào đầu giờ buổi chiều. Thời gian nhận và chuyển lệnh chính thức trong quá trình giao dịch vào buổi chiều.

4- Các thành viên giao dịch HĐTL đóng vai trò tự doanh trực tiếp thực hiện nhập lệnh theo cơ chế chung nêu trên.

5- Những cá nhân hay tổ chức không là thành viên giao dịch của hệ thống sẽ phải đăng ký thực hiện qua dịch vụ môi giới của các tổ chức là thành viên chính thức đóng vai trò môi giới và tự doanh.

6- Các bên tham gia thực hiện ký quỹ theo tỷ lệ 30% trên tài khoản mở tại SBV tính theo tổng mệnh giá HĐTL trái phiếu. SGD HĐTL thực hiện tính toán tỷ lệ ký quỹ hàng ngày và yêu cầu ký quỹ bổ sung (nếu có) theo cơ chế điều chỉnh theo giá thị trường.

order) trong giai đoạn đầu vận hành thị trường; áp dụng thêm giao dịch thoả thuận, lệnh thị trường (market order) và các loại lệnh khác trong giai đoạn sau khi đủ điều kiện nhất định về quy mô và thanh khoản của thị trường. Các lệnh được thực hiện theo thứ tự ưu tiên về giá, thời gian và quy mô hợp đồng. Các lệnh không được thực hiện sẽ thể hiện dưới dạng vị thế mở (còn hiệu lực) cho đến khi được huỷ bỏ bởi thành viên nhập lệnh.

8- Kết quả giao dịch tại SGD HĐTL được chuyển tới đồng thời hệ thống thanh toán bù trừ của VSD để thực hiện bù trừ trái phiếu và tới SBV để thực hiện bù trừ về tiền.

9- Thông tin về trái phiếu, tỷ lệ ký quỹ, hệ số chuyển đổi, tình hình giao dịch trong giờ và kết quả thực hiện được hiển thị trên hệ thống thông tin trực tuyến của SGD HĐTL.

3.2.2.2.Cơ chế điều chỉnh ký quỹ theo giá thị trường

Cơ chế điều chỉnh ký quỹ theo giá thị trường (mark to market) là cơ chế điều chỉnh dựa trên biến động về giá theo ngày của HĐTL trái phiếu, nhằm bảo đảm tính toán khoản lỗ/lãi của vị thế của hợp đồng từ ngày bắt đầu hợp đồng đến khi đáo hạn.

Việc đưa ra các yêu cầu về ký quỹ có thể được công bố trên website của SGD HĐTL. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin về ký quỹ có thể giao cho từng CTCK. Các CTCK có thể đưa ra một mức ký quỹ cho khách hàng của mình nhưng không được thấp hơn mức ký quỹ do Sở công bố.

Về tỷ lệ ký quỹ, thông thường, đối với những nước chưa có hệ thống quản lý rủi ro tinh xảo thì mức ký quỹ cao thường được áp dụng. Vì thế, trong giai đoạn đầu, Việt Nam cần quy định mức ký quỹ cao và chặt chẽ.

3.2.2.3.Xây dựng danh mục hệ số chuyển đổi

Đối với mỗi HĐTL TPCP, có thể xảy ra trường hợp đến thời điểm đáo hạn mà trên thị trường không có loại trái phiếu có những đặc điểm về kỳ hạn và lãi suất coupon như quy định trong hợp đồng. Ngoài ra, bên đối tác có vị thế bán có thể được cho phép lựa chọn loại trái phiếu để giao. Vì vậy, các HĐTL đều cho phép bên bán có thể lựa chọn các trái phiếu với lãi suất coupon khác

nhau để chuyển giao với điều kiện là đáp ứng được quy định về kỳ hạn và có giá trị tương đương. Vì mỗi trái phiếu với kỳ hạn và lãi suất coupon khác nhau sẽ được định giá khác nhau trên thị trường nên trái phiếu có thể chuyển giao phải được điều chỉnh để tương ứng với trái phiếu chỉ định trong HĐTL. Việc điều chỉnh này được thực hiện thông qua một hệ số, được gọi là Hệ số chuyển đổi (Conversion factor – CF).

Với chức năng là nơi tổ chức hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, khi triển khai xây dựng thị trường HĐTL trái phiếu Chính phủ, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội nên là cơ quan nghiên cứu, tính toán các hệ số chuyển đổi dành cho giao dịch HĐTL trái phiếu Chính phủ. SGDCK Hà Nội còn phải thường xuyên công bố thông tin các trái phiếu có đủ điều kiện để chuyển giao, kèm với hệ số chuyển đổi để giúp cho việc giao dịch các sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ được thực hiện dễ dàng và thuận tiện.

3.2.2.4.Lựa chọn trái phiếu rẻ nhất để giao

Như trên đã đề cập trong chương I, HĐTL TPCP được xây dựng dựa trên một trái phiếu giả định. Đến thời điểm chuyển giao, bên bán có quyền lựa chọn một trong các trái phiếu cơ sở có thể chuyển giao để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Khi đó, bên bán sẽ lựa chọn một trái phiếu nào đó mà việc chuyển giao trái phiếu đó là có lợi nhất cho họ. Từ đó có khái niệm trái phiếu rẻ nhất để giao – CTD. Về mặt bản chất thì trái phiếu CTD là trái phiếu mà khi chuyển giao sẽ đem đến cho bên bán mức lợi nhuận cao nhất hoặc mức chi phí thấp nhất.

Một khi bên bán đã quyết định chọn trái phiếu nào để giao, họ sẽ nhận lại được một lượng tiền mà bên mua (long position) trả cho theo HĐTL. Lúc này, hệ số chuyển đổi được tính toán ở phần trên sẽ được sử dụng để điềuchỉnh giá thực hiện theo nguyên tắc như sau:

Giá thực hiện = Giá yết hợp

đồng tương lai X CF +

Lãi tích lũy của trái phiếu chuyển giao

Đây là giá mà bên bán nhận được từ bên mua bù cho việc chuyển giao 1 trái phiếu theo HĐTL. Nhưng để có được trái phiếu để giao theo hợp đồng, bên bán trong HĐTL trước đó phải mua trái phiếu chuyển giao trên thị trường với một mức chi phí. Sau đó, trong rổ trái phiếu có thể chuyển giao, bên bán sẽ lựa chọn trái phiếu nào sẽ đem lại lợi ích lớn nhất, tức là lợi nhuận lớn nhất. Một cách tương đương, trái phiếu CTD cũng là trái phiếu mà có chi phí là thấp nhất đối với bên bán.

3.2.2.5.Cơ chế công bố thông tin giao dịch

Yêu cầu về công bố thông tin đối với thị trường HĐTL TPCP không đỏi hỏi khắt khe như thị trường trái phiếu công ty hay thị trường cổ phiếu vì các thông tin chủ yếu liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô và hoạt động của chính phủ và thông thường đã được công bố trên các phương tiện thông tin. Tuy nhiên, cũng có một số thông tin mà các thành viên thị trường này phải công bố để các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận thông tin và đánh giá cũng như ra các quyết định đầu tư.

Về phía đơn vị tổ chức thị trường (SGD HĐTL), các thông tin cần công bố bao gồm:

-Thông tin về lợi suất các TPCP đang được giao dịch trên thị trường, hoặc ít nhất là các TPCP nằm trong nhóm có thể chuyển giao;

-Báo cáo chi tiết giao dịch HĐTL, cập nhật liên tục sau khi thực hiện giao dịch và công bố trên website của đơn vị tổ chức thị trường;

-Công bố giá yết của các thành viên giao dịch cấp 1 trên thị trường HĐTL TPCP qua website và các cổng thông tin trực tuyến khác;

-Công bố thông tin về rổ trái phiếu có thể chuyển giao, bảng hệ số chuyển đổi cho từng tháng chuyển giao. Cập nhật thông tin khi có những biến động liên quan đến rổ trái phiếu cơ sở;

-Các thông tin về thay đổi quy định pháp lý liên quan đến thị trường TPCP cơ sở và thị trường HĐTL.

Bộ Tài chính) cũng nên có cơ chế công bố báo cáo thường niên, đặc biệt là các nội dung liên quan đến kết quả và sử dụng vốn từ phát hành TPCP.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)