Kích cầu nhằm tăng tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu cơ sở

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 90)

s

Đây là một giải pháp có tác động trực tiếp đến sự thành công của thị trường HĐTL TPCP. Như đã đề cập, nếu thị trường trái phiếu cơ sở không có tính thanh khoản thì không thể có thị trường HĐTL trái phiếu; ngược lại, nếu thiếu môi trường và công cụ như HĐTL để phòng ngừa rủi ro cho các trái phiếu này, thị trường trái phiếu cơ sở cũng kém đi sự hấp dẫn. Do vậy, vai trò và lợi

ích của thị trường trái phiếu hiện nay tại HNX cần được tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên thị trường và ra xã hội, đi kèm với việc phổ biến HĐTL TPCP như là một công cụ phòng ngừa rủi ro cho trái phiếu cơ sở.

Các biện pháp cụ thể nhằm “kích cầu” cần hướng tới việc hỗ trợ xây dựng năng lực cho các tổ chức trung gian thị trường vì đối tượng chủ yếu giao dịch trái phiếu là các nhà đầu tư có tổ chức. Cơ quan tổ chức thị trường là SGD HĐTL trái phiếu cần hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro và sức khỏe tài chính của các thành viên thị trường. Phương châm tổ chức thị trường này phải chuyển từ “quản lý” sang “phục vụ” thị trường TPCP phát triển. Các thành viên giao dịch trong hệ thống cần được phân loại dựa trên quy mô vốn và năng lực tài chính để có những chính sách hỗ trợ phù hợp dành riêng cho thành viên giao dịch TPCP như khả năng tiếp cận tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo…nhằm tăng dần chất lượng và số lượng các thành viên giao dịch trái phiếu trên thị trường tập trung.

Liên quan đến vấn đề này, yêu cầu xây dựng hệ thống tạo lập thị trường trái phiếu (PD) là không thể thiếu để đảm bảo duy trì “cầu” cho thị trường HĐTL TPCP. Bên cạnh các quyền lợi liên quan, các PD này còn có nghĩa vụ tham gia đầy đủ và mua một khối lượng tối thiểu trái phiếu tại các phiên đấu thầu trái phiếu trên thị trường sơ cấp; giao dịch trên thị trường thứ cấp; duy trì doanh số giao dịch tối thiểu trên thị trường HĐTL trái phiếu và quan trọng là phải có chào giá chắc chắn với một khối lượng trái phiếu cụ thể. Như vậy, vai trò của PD không chỉ là đảm bảo nhu cầu giao dịch trái phiếu tối thiểu trên thị trường cơ sở, mà còn là trên thị trường phái sinh trái phiếu. Bộ Tài chính có thể đặt ra và thay đổi các điều kiện cụ thể như trên tuỳ theo từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)