Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 35)

2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Sàn giao dịch chứng khoán phái sinh tại Hàn Quốc

Ý tưởng thành lập sàn giao dịch CKPS của Hàn Quốc xuất hiện từ giữa những năm 1980 khi mà CKPS bắt đầu được giao dịch trên thị trường tập trung ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Singapore bằng việc thành lập một nhóm chuyên trách phát triển thị trường CKPS. Giai đoạn chuẩn bị thiết lập thị trường kéo dài 9 năm bắt đầu vào năm 1988. Trong thời gian này, khung pháp lý được xây dựng, hệ thống giao dịch và thanh toán bù trừ được phát triển với định hướng giao dịch điện tử và không thành lập hệ thống nhà tạo lập thị trường.

Tiếp theo đó, vào năm 1994, KSE (Korea Stock Exchange) xây dựng chỉ số KOSPI 200 làm nền tảng cho các sản phẩm phái sinh sau này và sau đó là một loạt các bước phát triển rất thận trọng.

- Năm 1988: Chuẩn bị thiết lập thị trường CKPS. - Năm 1994 : Xây dựng chỉ số KOSPI 200.

- Năm 1995: Kiểm tra hệ thống giao dịch 1 năm, xây dựng cơ chế giám sát. - Năm 1996: Ra mắt Hợp đồng tương lai chỉ số KOSPI 200 trên KSE. - Năm 1997: Ra mắt Quyền chọn chỉ số KOSPI 200 trên KSE – hiện là sản phẩm được giao dịch với khối lượng nhiều nhất trên thế giới.

- Năm 1999: Sở giao dịch Hợp đồng tương lai KOFEX được thành lập với sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.

- Năm 2002: Ra mắt ETF trên KSE.

- Năm 2005: Thành lập KRX, sát nhập bộ phận CKPS của KSE và SGDCK phái sinh (KOFEX) thành bộ phận CKPS hiện nay của KRX.

Nói riêng về các sản phẩm Hợp đồng tương lai trên lãi suất, hiện tại Hàn Quốc có 3 sản phẩm Hợp đồng tương lai trên các trái phiếu kho bạc với kỳ hạn

3 năm, 5 năm và 10 năm. Dưới đây là mẫu Hợp đồng tương lai trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 năm

Bảng 2.1. Mẫu Hợp đồng tƣơng lai trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 năm – Hàn Quốc

Tài sản cơ sở Trái phiếu kho bạc Hàn Quốc kỳ hạn 3 năm với lãi suất

coupon là 5% và trả coupon định kỳ nửa năm.

Kích cỡ hợp

đồng 100 triệu KRX

Các tháng hợp

đồng Tháng ba, tháng sáu, tháng chín và tháng mười hai Thời gian giao

dịch 09:00 ~ 15:15 (09:00 ~ 11:30 vào ngày giao dịch cuối cùng) Bƣớc giá 0.01 điểm, tương đương với 10,000 KRW

Ngày giao dịch

cuối cùng Ngày thứ ba của Tuần thứ 3 của tháng hợp đồng. Ngày thanh toán

cuối cùng Ngày làm việc tiếp theo sau ngày giao dịch cuối cùng Thanh toán cuối

cùng Tiền mặt

Giới hạn vị thế Sẽ được bổ sung khi KRX thấy cần thiết

Ngày niêm yết 29/09/1999

(Nguồn: Sở giao dịch Hàn Quốc)

2.1.1.2.Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc

 Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Hàn Quốc

Cơ quan quản lý nói chung trong lĩnh vực tài chính tại Hàn Quốc là Ủy ban các dịch vụ Tài chính (FSC- Financial Services Commission) với mục tiêu

đảm bảo sự toàn vẹn trên thị trường tài chính. FSC đóng vai trò là cơ quan đưa ra các chính sách để giám sát lĩnh vực tài chính nói chung.

Ủy ban chứng khoán và Hợp đồng tương lai (SFC- Securities and Futures Commission) là một bộ phận đặc biệt trong FSC được thành lập theo Luật thành lập Ủy ban Dịch vụ Tài chính và Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán. SFC thực hiện chức năng điều tra các giao dịch không công bằng; xem xét các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán; quản lý, giám sát và điều tra trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường phái sinh được Ủy ban các Dịch vụ tài chính trao quyền; ban hành và hướng dẫn thực hiện Luật và văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

 Quy định pháp lý về thị trường chứng khoán phái sinh

Đối với Thị trường phái sinh, hệ thống khung pháp lý của Hàn Quốc gồm: (1) Luật Thị trường vốn và các dịch vụ đầu tư tài chính (gọi tắt là Luật Thị trường vốn) là văn bản pháp quy cao nhất thay thế Luật Hợp đồng tương lai 2005 điều chỉnh về TTCKPS; Luật Thị trường vốn có phạm vi điều chỉnh rộng gồm cả TTCK và TTCKPS; đối tượng là cả người nước ngoài và người trong nước; Luật thị trường vốn đã điều chỉnh đến thị trường phái sinh OTC.

(2) Dưới Luật là Nghị định hướng dẫn để chi tiết hóa các quy định trong Luật Thị trường vốn (Enforcement Decree of Captial Market Act)

(3) Các quy định hướng dẫn của SGDCK gồm:

(i) Quy định về thành viên (Membership Regulation): quy định chung các vấn đề liên quan đến thành viên trên KRX gồm cả thành viên trên TTCK và thành viên trên TTPS;

(ii)Quy định về kinh doanh trên thị trường phái sinh (Derivatives market Business Regulation): đưa ra các quy định về đóng/mở cửa thị trường; các quy định chi tiết liên quan đến các nhóm sản phẩm phái sinh trên thị trường.

(iii) Quy chế hướng dẫn các Quy định kinh doanh trên thị trường phái sinh (Enforcement rules of Derivatives market Business Regulation):

Hệ thống các quy định có liên quan về giám sát thị trường.

(1)Thời gian giao dịch:

Các sản phẩm phái sinh có thời gian giao dịch khác nhau; Thông thường thời gian giao dịch bắt đầu từ lúc 8h00 và kết thúc lúc 15h15. Giao dịch của các CKPS được chia thành các phiên: giao dịch định kỳ xác định giá mở cửa; Giao dịch liên tục và giao dịch định kỳ xác định giá đóng cửa. Cụ thể:

- Đối với CKPS có tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoánvà chứng khoán:

Bảng 2.2. Thời gian giao dịch đối với CKPS có tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán và chứng khoán

Giờ giao dịch 8:00am – 9:00am 9:00am – 3:05pm 3:05pm – 3:15pm 9:00am – 2:50pm 2:50pm – 3:05pm Ngày bình thường Khớp lệnh định kỳ Khớp lệnh liên tục Khớp lệnh định kỳ Ngày giao dịch cuối cùng Khớp lệnh định kỳ Khớp lệnh liên tục Không giao dịch Không giao dịch (Nguồn: Sở giao dịch Hàn Quốc)

- Đối với CK phái sinh có tài sản cơ sở là chứng khoán, lãi suất, tiền tệ và hàng hoá:

Bảng 2.3. Thời gian giao dịch đối với CKPS có tài sản cơ sở là chứng khoán, lãi suất, tiền tệ và hàng hóa

Giờ Tài sản cơ sở 8:00am – 9:00am 9:00am – 3:05pm 3:05pm – 3:15pm 9:00am – 11:20am 11:20am – 11:30am 11:30am – 3:05pm Ngày bình thường Tất cả Khớp lệnh định kỳ Khớp lệnh liên tục Khớp lệnh định kỳ Ngày giao dịch cuối cùng

Lãi suất Khớp lệnh liên tục Không giao dịch Không giao dịch Tiền tệ, Hàng hoá Khớp lệnh liên tục Khớp lệnh định kỳ Không giao dịch Không giao dịch

(Nguồn: Sở giao dịch Hàn Quốc) (2)Lệnh giao dịch

Lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh giới hạn tốt nhất (lệnh giới hạn nhưng giá được chào là giá tốt nhất trong các lệnh giới hạn hiện có trên hệ thống), lệnh giới hạn có điều kiện (lệnh giới hạn trong suốt thời gian giao dịch trong ngày nhưng nếu không được thực hiện thì sẽ tự động chuyển thành lệnh thị trường vào phiên giao dịch khớp lệnh xác định giá đóng cửa cuối ngày). Điều kiện lệnh: Fill or Kill và Immediate Or Cancel.

(3)Biên độ giá của lệnh

KRX quy định cách tính biên độ khác nhau đối với từng loại sản phẩm. Biên độ dao động giá đối với sản phẩm HĐTL KOSPI 200 là: + 10%, HĐTL cổ phiếu là + 15% …

Tuy nhiên, khi thị trường có dấu hiệu bất thường hoặc khi thấy cần thiết thì SGD có thể thay đổi biên độ dao động giá.

(4)Giới hạn khối lượng của lệnh:

KRX có quy định khác nhau đối với từng loại sản phẩm, cụ thể:

- HĐTL (trừ HĐTL cổ phiếu và tiền tệ): 1.000 hợp đồng. Tuy nhiên, đối với sản phẩm kém thanh khoản sẽ là 100 hợp đồng. Giao dịch mã kết hợp: 1.000 hợp đồng.

- HĐTL cổ phiếu, tiền tệ và các sản phẩm quyền chọn: 5.000 hợp đồng. Tuy nhiên, đối với sản phẩm kém thanh khoản thì sẽ là 500 hợp đồng. Giao dịch mã kết hợp của HĐTL cổ phiếu và các sản phẩm quyền chọn: 5000 hợp đồng. Giao dịch mã kết hợp của HĐTL tiền tệ: 10.000 hợp đồng.

- Thành viên có thể tự quy định giới hạn khối lượng lệnh cho khách hàng được phép đặt lệnh nhưng phải thấp hơn mức quy định của Sở.

(5)Nhà tạo lập thị trường:

Định hướng ban đầu của KRX là không xây dựng hệ thống nhà tạo lập thị trường nhưng từ thực tiễn giao dịch, KRX nhận thấy một số sản phẩm CKPS không hấp dẫn nhà đầu tư do thiếu tính thanh khoản. Do đó, khi niêm yết mới

HĐTL trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm vào năm 2008, KRX đã bắt đầu triển khai hệ thống nhà tạo lập thị trường cho sản phẩm này. KRX đã ký hợp đồng cam kết làm nhà tạo lập thị trường với 9 CTCK lớn kéo dài trong vòng 2 năm.

 Mô hình thành viên

Do kế thừa hệ thống thành viên từ 03 Sở cũ nên thành viên của KRX được phân loại tương đối phức tạp theo các phân mảng thị trường - sản phẩm giao dịch. Tuy nhiên xét về các điều kiện đăng ký làm thành viên hay giám sát- quản lý thành viên thì khá đơn giản:

- Chỉ phân biệt rõ ràng giữa thành viên thanh toán và thành viên không thanh toán;

- Không có nhiều khác biệt giữa thành viên TTCK và thành viên thị trường phái sinh;

- Hoàn toàn giống nhau giữa thành viên TTCK vốn và thành viên TTCK nói chung.

Bảng 2.4. Phân loại thành viên trên SGDCK Hàn Quốc Phân loại thành viên Phân theo sản phẩm Chứng khoán Chứng khoán vốn Chứng khoán nợ Phái sinh PS chứng khoán vốn Phân theo chức năng

TV Ttoán TV Ttoán TV Ttoán TV Ttoán TV Ttoán TV không Thanh toán TV không Thanh toán TV không Thanh toán TV không Thanh toán TV không Thanh toán Điều kiện cấp phép của cơ quan quản lý (FSC)

Luật kinh doanh chứng khoán và thị trường vốn quy định:

1. Điều kiện cấp phép: Phải có tối thiểu 500 triệu KRW (430 ngàn

USD hoặc 09 tỷ VND) cho mỗi loại dịch vụ. Loại dịch vụ được xác định theo các đặc điểm sau:

- Loại nghiệp vụ: tự doanh, môi giới, dịch vụ quỹ đầu tư bao gồm bảo lãnh phát hành)

- Loại sản phẩm: chứng khoán, phái sinh trên sàn tập trung, phái sinh OTC.

- Loại nhà đầu tư: Nhà đầu tư chuyên nghiệp, Nhà đầu tư không chuyên nghiệp

2. Quy định loại thành viên của Sở giao dịch (SGD) bao gồm:

- Thành viên TTBT của Sở giao dịch

- Thành viên không TTBT

- Và các loại khác theo quy định trong Nghị định hướng dẫn Luật

3. Quy định về các quỹ thành viên phải đóng góp:

- Quỹ bồi thường chung (joint compensation fund):

SGDCK phải quản lý quỹ bồi thường chung của TTCK tách biệt với quỹ bồi thường chung của thị trường phái sinh. Tổng giá trị góp quỹ, tỉ lệ và phương thức đóng góp, sử dụng và quản lý việc thu và hoàn trả quỹ … sẽ được quy định trong Nghị định.

- Tiền đảm bảo thanh toán (fidelity guarantee money):

Thành viên của Sở giao dịch phải ký quỹ tiền đảm bảo thanh toán nhằm đảm bảo cho các khoản phải trả phát sinh từ các giao dịch chứng khoán hoặc phái sinh. Giá trị tối thiểu, cách thức quản lý tiền ký quỹ… sẽ được quy định bởi Quy chế thành viên của SGD.

Điều kiện đăng ký làm thành viên của KRX

Quy chế thành viên của KRX quy định:

1. Phân loại thành viên:

- Thành viên được phân loại theo Thị trường và Sản phẩm mà thành viên đăng ký tham gia giao dịch và đã được FSC cấp phép, cụ thể gồm 5 loại như sau:

 Thành viên chứng khoán: được phép tham gia giao dịch tất cả các loại chứng khoán gồm cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.

 Thành viên chứng khoán vốn: được phép tham gia giao dịch chứng khoán vốn gồm cổ phiếu và các loại chứng khoán vốn khác (trừ quỹ đầu tư).

giao dịch trái phiếu.

 Thành viên phái sinh: được phép tham gia giao dịch tất cả các sản phẩm phái sinh.

 Thành viên phái sinh chứng khoán vốn: được phép tham gia giao dịch các sản phẩm phái sinh có tài sản gốc là chứng khoán vốn.

- Trong mỗi loại thành viên nói trên, các thành viên lại được phân ra thành 02 loại sau đây:

 Thành viên TTBT: được phép thanh toán cho các giao dịch của thành viên (bao gồm tự doanh và môi giới khách hàng nhà đầu tư) và các giao dịch của thành viên khác không có chức năng TTBT.

 Thành viên không TTBT: cần phải ủy thác cho một thành viên có chức năng TTBT thực hiện việc thanh toán đối với các giao dịch của mình (bao gồm tự doanh và môi giới khách hàng nhà đầu tư).

2. Điều kiện đăng ký làm thành viên khác nhau giữa thành viên thanh toán và thành viên không thanh toán:

- Đã được FSC cấp phép. Tổ chức muốn đăng ký làm thành viên đối với loại thị trường-sản phẩm và loại nghiệp vụ nào thì cần phải được FSC cấp phép đối với loại thị trường-sản phẩm và loại nghiệp vụ đó.

- Thành viên không thanh toán phải ký hợp dồng ủy thách với thành viên thanh toán được quyền giao dịch loại thị trường-sản phẩm và thực hiện loại nghiệp vụ tương tự.

Điều kiện xét duyệt chung:

Quy chế thành viên của KRX quy định về điều kiện này giống nhau giữa các thị trường-sản phẩm về: Nhân lực, cơ sở vật chất-

công nghệ, đạo đức kinh doanh, uy tín xã hội.

Điều kiện đăng ký làm thành

Quy chế thành viên của KRX quy định về điều kiện này giống nhau giữa các thị trường-sản phẩm; nhưnhg khác nhau giữa thành viên thanh toán và thanh viên không thanh toán:

viên của KRX về: Tài chính

- Thành viên thanh toán:

 Tỉ lệ vốn thuần: 180/100 (mức cảnh báo thành viên là 120/100)

 Vốn chủ sở hữu: từ 10 tỉ KRW trở lên (182 tỉ VND)

- Thành viên không thanh toán:

 Tỉ lệ vốn thuần: 150/100 (mức cảnh báo thành viên là 100/100)

Quy chế thành viên của KRX quy định Sở quản lý tách biệt các quỹ sau giữa TTCK (bao gồm chứng khoán vốn và nợ) và thị trường phái sinh:

- Tổng giá trị góp quỹ bồi thường chung của mỗi thị trường (chỉ thành viên thanh toán phải đóng): tăng từ 100 tỉ KRX lên 200 tỉ KRW (3.650 tỉ VND) từ 7/2011.

- Quỹ đảm bảo thanh toán của mỗi thị trường (tất cả thành viên đều phải đóng): mức tối thiểu là 1 triệu KRW (182 triệu VND).

(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc)

 Mô hình Thanh toán bù trừ

Mô hình thanh toán bù trừ của SGDCK Hàn Quốc được mô tả như sơ đồ dưới đây:

Thông báo

Rút và nộp/phong tỏa tiền của nhà đầu

Ngân hàng thanh toán KSD TTLưuký KSFC Công ty tài chính chứng Thành viên thanh toán Đặt lệnh Đặt lệnh Thông báo Đặt lệnh Thông báo Rút và nộp Khoản thanh toán và

Khoản ký quỹ Thông báo

Đặt lệnh

Rút và nộp Khoản thanh toán và

Khoản ký quỹ

Rút và nộp Khoản thanh toán và

Khoản ký quỹ

Rút và nộp/phong tỏa tiền của nhà đầu

Rút và nộp/phong tỏa chứng khoán của

nhà đầu tư

Rút và nộp/phong tỏa chứng khoán của

nhà đầu tư Nhà đầu tƣ Nhà đầu tƣ viên TT Thành Thành viên giao dịch KRX TT thanh toán bù trừ Rút và nộp Khoản ký quỹ

Hình 2.1: Mô hình thanh toán bù trừ của SGDCK Hàn Quốc

(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc)

 Mô hình giám sát

Ủy ban giám sát các dịch vụ tài chính (FSS- Financial Services Supervisory) được thành lập năm 1999 theo Quyết định thành lập Tổ chức giám sát tài chính là cơ quan thực hiện chức năng giám sát trên TTCK. FSS cũng thực hiện giám sát các thành viên tham gia thị trường trên 2 nội dung là: Giám sát giao dịch và Giám sát việc tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với hoạt động giám sát giao dịch, Luật thị trường vốn đưa ra khái niệm giao dịch không công bằng gồm: giao dịch nội gián, giao dịch thao túng thị trường và các giao dịch lừa đảo ... Các giao dịch không công bằng xuất phát từ các cơ hội không cân xứng trong việc sử dụng thông tin, giá trên thị trường được thiết lập bởi cung cầu giả tạo và việc sử dụng các phương thức trá hình khác nhau.

Các hoạt động thanh tra, giám sát của FSS được thực hiện khi hệ thống giám sát của FSS đưa ra các cảnh báo về các nghi vấn vi phạm trên thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)