Tác dụng chuyển giao công nghệ còn hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 80)

a. Luật Đầu tư 2005 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và hiện vẫn còn hiệu lực)

2.3.2.2.Tác dụng chuyển giao công nghệ còn hạn chế

Một trong những mong muốn lớn nhất của nước chủ nhà khi tiếp nhận FDI từ nước ngoài là sẽ được chuyển giao công nghệ hiện đại thông qua FDI, đặc biệt là các dự án FDI công nghệ cao. Tuy nhiên, tác dụng chuyển giao công nghệ của các dự án FDI công nghệ cao Hoa Kỳ vào Việt Nam còn rất hạn chế khi mà nhiều dự án còn tập trung vào gia công lắp ráp, và số doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào R&D còn rất ít ỏi. Các dự án trong các ngành như sản xuất ô tô, linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm, chíp tích hợp của Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu thực hiện các hoạt động gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp. Công đoạn nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D) là công đoạn có giá trị gia tăng cao, nhưng các doanh nghiệp FDI Hoa Kỳ chủ yếu thực hiện ở nước mình hoặc các nước khác ngoài Việt Nam. Tập đoàn ô tô Ford của Hoa Kỳ mặc dù đã có mặt rất lâu ở Việt

Nam và cũng cam kết nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, nhưng tỷ lệ nội địa hóa của Ford hiện vẫn rất thấp, năm 2009 chỉ đạt 2%13, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nội địa hóa của Ford tại các nước khác trong khu vực. Doanh nghiệp này vẫn chủ yếu thực hiện công đoạn lắp ráp sản phẩm, khiến cho mục tiêu phát triển ngành ô tô của Việt Nam khó có thể đạt được. Thông qua liên doanh với Sigma Design (để thành lập công ty cổ phần Cát Việt Visilicon), VTC kỳ vọng rằng “Sigma Designs sẽ chuyển giao công nghệ thiết kế và sản xuất chip tích hợp SoC cho VTC”. Tuy nhiên việc chuyển giao công nghệ thiết kế rất khó xảy ra khi Sigma Designs là một công ty chuyên về thiết kế chip, thiết kế phần cứng, cung cấp giải pháp, bán chip, v.v.. do vậy nếu chuyển giao công nghệ thiết kế chipset cho VTC thì Sigma sẽ mất bí quyết kinh doanh. Bên cạnh đó, do chỉ chuyên về phần thiết kế chipset (fabless), còn phần chế tạo ra con chip (fabrication) được gia công ở một hãng khác bên ngoài (hiện nay Sigma làm chip ở Đài Loan) nên Sigma Designs không thể chuyển giao công nghệ sản xuất chip tích hợp SoC cho VTC được. Do đó khả năng hợp tác lớn nhất là Sigma sẽ chỉ cung cấp các giải pháp SoC cho VTC, qua đó VTC sẽ chỉnh sửa lại cho phù hợp và làm nên các sản phẩm điện tử cung cấp cho thị trường nội địa.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI công nghệ cao Hoa Kỳ vào Việt Nam còn hạn chế. Thứ nhất là Việt Nam chưa có các biện pháp khuyến khích R&D rõ ràng dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài mà chỉ có quy định khuyến khích R&D chung cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thứ hai là do trình độ nguồn nhân lực trong nước và năng lực công nghệ trong nước còn thấp. Thứ ba là hiệu quả thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn rất yếu, cơ sở hạ tầng phục vụ R&D còn kém phát triển. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ yếu khiến các nhà đầu tư lo ngại sẽ bị ăn cắp bản quyền khi mang các nghiên cứu của mình vào Việt Nam. Các chính sách ưu đãi về giá thuê đất, văn phòng, hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới, hạ tầng viễn thông, thuế, v.v.. chỉ khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao (điển hình là trong lĩnh vực phần mềm) tiến hành gia công sản phẩm để hưởng ưu đãi, trong khi môi trường để phát

13http://ndhmoney.vn/web/guest/s03/-/journal_content/journal_content_INSTANCE_6Fvc/10136/3175977? _journal_content_INSTANCE_6Fvc_version=1.0

triển sáng tạo như các dịch vụ hạ tầng, dịch vụ hành chính, dịch vụ xúc tiến thương mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế để kích cầu thị trường, v.v.. chưa đủ hấp dẫn đầu tư R&D và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 80)