0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 66 -66 )

vốn của các tổ chức kinh tế Việt Nam có hạn. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có thể đem lại những hậu quả xấu như việc nhà đầu tư nước ngoài có thể thao túng một số lĩnh vực mà nhà nước Việt Nam khó có khả năng kiểm soát, gây áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, không đảm bảo các quy định về lao động, bảo vệ môi trường, v.v.. Việc hình thức liên doanh chiếm tỷ lệ thấp cũng hạn chế khả năng chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua các dự án FDI.

2.2.2. Thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam Việt Nam

Việt Nam

Dựa vào danh mục các lĩnh vực công nghệ cao được đưa ra trong Chiến lược phát triển khoa học công nghệ Việt Nam đến năm 2010 (gồm công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ tự động hóa và cơ điện tử, và năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng mới), trừ lĩnh vực công nghệ vũ trụ do không có đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong lĩnh vực này, đồng thời dựa vào danh mục dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của Hoa Kỳ tính đến ngày 08/06/2011 do Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp, tác giả xác định được 180 dự án FDI sử dụng công nghệ cao của Hoa Kỳ tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1,67 tỷ USD (không kể đầu tư qua nước thứ ba), chiếm khoảng 31% số dự án và 12,6% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam.11 Nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba, vốn FDI công nghệ cao của Hoa Kỳ vào Việt Nam có thể lớn hơn nhiều do một số dự án công nghệ cao được đầu tư qua nước thứ ba của Hoa Kỳ có quy mô rất lớn. Dự án của tập đoàn Intel (Hoa Kỳ) vào Việt Nam năm 2006 có quy mô lên tới 1 tỷ USD, hay dự án của tập đoàn Jabil (Hoa Kỳ) đầu tư vào Việt Nam năm 2007 có quy mô lên tới 100 triệu USD, nhưng lại là đầu tư của các công ty con của những tập đoàn này tại Hồng Kông và Xingapo

nên không được tính vào đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Trong số 17 lĩnh vực (chuyên ngành) đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo phân loại của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bảng 3), có 8 lĩnh vực có các dự án sử dụng công nghệ cao là (1) sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa; (2) công nghiệp chế biến, chế tạo; (3) thông tin và truyền thông; (4) khai khoáng; (5) hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; (6) xây dựng; (7) nông, lâm nghiệp, thủy sản; và (8) y tế và trợ giúp xã hội.

2.2.2.1. Sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa

Lĩnh vực này chỉ có 1 dự án nhưng tổng vốn đầu tư lên tới 773,4 triệu USD, chiếm 46,27% vốn FDI công nghệ cao Hoa Kỳ vào Việt Nam. Đó là dự án đường ống dẫn khí LôB-ô Môn (Block B-omon gas Pipeline project) của Tập đoàn Chevron, cấp giấy phép ngày 16/07/2010 dưới hình thức liên doanh. Đây cũng dự án có quy mô lớn nhất trong số các dự án FDI công nghệ cao của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Dự án sử dụng nhiều công nghệ hiện đại trên thế giới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa và công nghệ vật liệu tiên tiến.

2.2.2.2. Công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong số các dự án FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 66 dự án sử dụng công nghệ cao và tổng vốn đầu tư 663,2 triệu USD, chiếm 39% tổng vốn FDI Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam và 39,7% tổng vốn FDI công nghệ cao Hoa Kỳ vào Việt Nam. Trong các dự án sử dụng công nghệ cao thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 72,7% số dự án được thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, 16,7% dưới hình thức liên doanh và 10,6% dưới hình thức công ty cổ phần.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo quy tụ nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau, như sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, sản xuất dược phẩm, sản xuất pin năng lượng mặt trời, thép cao cấp, sản xuất thiết bị bán dẫn, sản xuất tấm cách nhiệt, sợi cáp quang, thiết kế, chế tạo máy móc tự động hóa, v.v.. Do có nhiều ngành sản xuất khác nhau nên lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cũng sử dụng nhiều loại hình công nghệ cao gồm công nghệ sinh học, công nghệ tự động

hóa và cơ điện tử, công nghệ vật liệu tiên tiến, năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng mới và công nghệ thông tin. Những dự án đáng chú ý trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo phải kể đến dự án của tập đoàn Ford về sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô, nhập khẩu và phân phối ô tô với tổng vốn đầu tư 102 triệu USD và dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị cho hệ thống phát điện của tập đoàn GE với tổng vốn đầu tư 61 triệu USD. Nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba, có thể kể đến dự án 1 tỷ USD của tập đoàn First Solar trong lĩnh vực sản xuất tấm pin mặt trời đầu tư qua công ty con tại Xingapo vào Việt Nam trong đầu năm 2011.

2.2.2.3. Thông tin và truyền thông

Số lượng dự án FDI của Hoa Kỳ đầu tư vào lĩnh vực thông tin và truyền thông rất lớn, với 92 dự án tính tới tháng 6/2011 và tất cả các dự án này đều thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Công nghệ được sử dụng trong lĩnh vực này là công nghệ thông tin và truyền thông, loại hình công nghệ mũi nhọn mà Việt Nam đang định hướng phát triển. Các dự án này chủ yếu thực hiện các hoạt động thiết kế phần mềm, nghiên cứu và phát triển phần mềm, sản xuất và gia công phần mềm, nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin và kinh doanh dịch vụ điện thoại giao thức Internet. Đa số các dự án được thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài (84,8%), tiếp đến là hình thức cổ phần (8,7%) và hình thức liên doanh (6,52%).

Nếu theo con số thống kê chính thức thì tổng vốn FDI của Hoa kỳ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam chỉ đạt 71,53 triệu USD, chiếm 4,3% tổng vốn FDI công nghệ cao của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba, vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực thông tin và truyền thông của Việt Nam có thể lớn hơn nhiều, trong đó có 2 dự án lớn là dự án 1 tỷ USD của tập đoàn Intel đầu tư vào khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh và dự án 100 triệu USD của tập đoàn Jabil vào khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2.4. Khai khoáng

Bốn dự án FDI của Hoa Kỳ trong lĩnh vực khai khoáng đều là các dự án công nghệ cao về thăm dò và khai thác dầu khí của tập đoàn Chevron (3 dự án) và

tập đoàn ATI Petroleum Inc-Hoa Kỳ hợp tác với Petronas Carigali Overseas- Malaixia& Xingapo (1 dự án). Bốn dự án này đều được thực hiện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC). Tổng vốn đầu tư của các dự án này là 61,4 triệu USD, chiếm 3,7% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam. Dự án lớn nhất có quy mô 30,8 triệu USD và nhỏ nhất có quy mô chỉ 5 triệu USD. Giống như trong lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa, lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí cũng sử dụng rất nhiều công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến và công nghệ tự động hóa và cơ điện tử.

2.2.2.5. Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ

Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 13 dự án công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 57,862 triệu USD, chiếm 61,8% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực dịch vụ chuyên môn, khoa học công nghệ và 3,5% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam. Các dự án này đều được thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, với các hoạt động chính như cung cấp dịch vụ khoan dầu khí, đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, vi tính, trung tâm chuyển giao công nghệ, sản xuất công nghệ phần mềm, viết phần mềm máy tính, lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, v.v.. Các công nghệ cao được sử dụng trong các dự án về hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ gồm công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu tiên tiến, năng lượng tiên tiến và các dạng năng lượng mới. Trong các dự án này, đáng chú ý là dự án Đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, vi tính của học viện kỹ thuật SAIT tại khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. SAIT có trụ sở tại Bắc Mỹ, do một Việt kiều làm chủ tịch hội đồng quản trị. Dự án đào tạo công nghệ cao này hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam.

2.2.2.6. Xây dựng

Trong các dự án FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực xây dựng của Việt Nam có một dự án công nghệ cao là dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải 300 tấn/ngày của công ty TNHH Lemna International INC dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Dự

án này có tổng vốn đầu tư là 30 triệu USD, chiếm 15,7% vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực xây dựng của Việt Nam và 1,8% vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam. Dự án ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lý chất thải rắn.

2.2.2.7. Nông, lâm nghiệp, thủy sản

FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông, lậm nghiệp, thủy sản của Việt Nam có hai dự án công nghệ cao là dự án sản xuất giống ngô lai của công ty TNHH Monsanto Việt Nam và dự án vườn ươm chất lượng cao của công ty ChaiYo AA Việt Nam dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Hai dự án này đều có quy mô nhỏ, khoảng 5 triệu USD/dự án và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Tổng vốn đầu tư của hai dự án này là 10 triệu USD, chiếm 7,9% vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và 0,6% vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam.

2.2.2.8. Y tế và trợ giúp xã hội

FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội tại Việt Nam có một dự án công nghệ cao là dự án sản xuất thuốc chống ung thư bằng công nghệ nano (thuộc danh mục công nghệ vật liệu tiên tiến) của công ty cổ phần Danapha nanosome. Dự án này có tổng vốn đầu tư là 4 triệu USD, chiếm 21% vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội và chiếm 0,24% vốn FDI công nghệ cao của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Biểu đồ 2.1: Vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư (tính đến ngày 08/06/2011)

Như vậy, nếu theo thống kê chính thức, vốn FDI công nghệ cao của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 66 -66 )

×