Giai đoạn sau khi gia nhập WTO (2001) đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 41)

Sau khi gia nhập WTO, khả năng áp dụng các chính sách ưu đãi đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài của Trung Quốc bị thu hẹp trong phạm vi khuôn khổ các cam kết và quy định của WTO, đặt ra nhu cầu chuyển hướng và thay đổi chính sách thu hút FDI nói chung và FDI vào lĩnh vực công nghệ cao nói riêng. Theo đó, chính sách thu hút FDI và hướng FDI vào các ngành công nghệ cao phải thay đổi cho thích ứng với các quy định của WTO. Những chính sách hữu hiệu và có tính ràng buộc cao nhằm đặt mục tiêu “đổi thị trường lấy công nghệ” bị loại bỏ, tiêu biểu như yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, tỷ lệ xuất khẩu, cân bằng ngoại hối hay kế hoạch sản xuất v..v…

Chính sách thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao từ đó chuyển hướng sang việc không ngừng mở rộng và phối hợp giữa danh mục các ngành công nghệ cao được ưu tiên và danh mục các sản phẩm công nghệ cao mới khuyến khích đầu tư nước ngoài. Năm 2010, “Một số ý kiến của Quốc vụ viện về việc tiếp tục làm tốt công tác tận dụng vốn FDI” tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu “ưu hoá cơ cấu FDI”. Một số chính sách thu hút FDI công nghệ cao đáng lưu ý gồm:

- Căn cứ trên nhu cầu phát triển của kinh tế Trung Quốc kết hợp với yêu cầu quy hoạch điều chỉnh và chấn hưng ngành, sửa đổi “Danh mục chỉ đạo các ngành nghề đầu tư nước ngoài”, mở rộng các lĩnh vực mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng đầu tư vào các ngành chế tạo bậc cao, công nghệ cao mới, dịch vụ hiện đại, năng lượng mới và bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng. Hạn chế nghiêm những dự án “hai cao một tốn” (tức là: tiêu hao năng lượng cao, ô nhiễm cao, tiêu tốn tài nguyên), trình độ thấp, mở rộng năng lực sản xuất đã dư thừa.

- Thực thi chính sách trong quy hoạch điều chỉnh và chấn hưng ngành quốc gia cũng phải thích ứng với những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phù hợp điều kiện.

- Ưu tiên cấp đất cho các dự án FDI được nhà nước khuyến khích có nhu

cầu hạ tầng lớn, trong quá trình xác định giá cho thuê đất tối thiểu có thể áp dụng quy định không thấp hơn 70% so với “tiêu chuẩn giá tối thiểu cho thuê đất công nghiệp toàn quốc” áp dụng cho các loại hình đất khác nhau tại địa phương.

- Khuyến khích tăng cường hợp tác R&D giữa doanh nghiệp Trung Quốc

với doanh nghiệp nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp FDI phù hợp điều kiện phối hợp với các doanh nghiệp trong nước, tổ chức nghiên cứu đăng ký các dự án phát triển khoa học công nghệ, xây dựng năng lực sáng tạo, v.v.., đăng ký cấp phép thiết lập trung tâm công nghệ cấp quốc gia.

- Khuyến khích các TNCs thiết lập trụ sở khu vực, và các tổ chức mang

tính chức năng như trung tâm R&D, trung tâm thu mua, trung tâm quản lý tài chính, trung tâm kế toán và trung tâm hạch toán chi phí và lợi nhuận tại Trung Quốc. Trước ngày 31/12/2010, miễn thu thuế nhập khẩu, thuế VAT nhập khẩu và thuế tiêu thụ đối với các vật dụng phát triển khoa học kỹ thuật mà các trung tâm R&D đầu tư từ nước ngoài phù hợp điều kiện có nhu cầu nhập khẩu.

- Thực thi và hoàn thiện chính sách khuyến khích, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành thuê ngoài dịch vụ (service outsoursing), thu hút công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế trong

thuê ngoài dịch vụ của Trung Quốc.

Trung Quốc đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh chích sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và thành lập các tổ chức nghiên cứu công nghệ. “Thông tư của Bộ Hợp tác kinh tế thương mại đối ngoại về các vấn đề nhà đầu tư nước ngoài thiết lập trung tâm R&D” quy định cụ thể về việc đáp ứng một số điều kiện thành lập trung tâm R&D của nhà đầu tư nước ngoài:

Một là, có lĩnh vực R&D rõ ràng và dự án R&D cụ thể, có các công cụ thiết bị cần thiết cho nhà xưởng và nghiên cứu khoa học cố định và các điều kiện nghiên cứu khoa học khác, vốn đầu tư cho cơ sở R&D không được thấp hơn 2 triệu USD.

Hai là, trung tâm R&D phải thiết lập đội ngũ nhân viên R&D và nhân viên quản lý chuyên trách, trong đó tỷ lệ nhân viên trực tiếp tham gia hoạt động R&D có trình độ học vấn từ đại học trở lên không được thấp hơn 80% tổng số nhân viên của toàn trung tâm.

Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện trên, các trung tâm và nhà đầu tư nước ngoài này sẽ được hưởng một số ưu đãi gồm: (i) Miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT nhập khẩu đối với các thiết bị và kỹ thuật, linh phụ kiện đồng bộ (không bao gồm các hàng hoá trong “Danh mục hàng hoá nhập khẩu trong các dự án đầu tư nước ngoài không được miễn thuế”, thuyền, máy bay, ô tô đặc chủng, máy móc thi công) trong tổng giá trị đầu tư, được nhập khẩu để sử dụng trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm của trung tâm R&D, không tiến hành hoạt động sản xuất có quy mô; (ii) Sử dụng vốn tự có để cải tiến kỹ thuật thì những thiết bị và kỹ thuật, linh phụ kiện đồng bộ nêu trên nhập nhẩu trong phạm vi kinh doanh đã được phê duyệt sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT nhập khẩu; (iii) Doanh thu từ chuyển nhượng công nghệ tự nghiên cứu phát triển được được miễn thuế doanh nghiệp; (iv) Chi phí nghiên cứu phát triển công nghệ năm sau cao hơn năm trước từ 10% trở lên, sau khi được cơ quan thuế xác nhận, có thể được trừ thuế thu nhập với khoản tương đương 50% tổng chi phí phát sinh thực tế của hoạt động R&D của năm đó.

Trong giai đoạn này, Trung Quốc cũng tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ. Năm 2006, hai nước chính thức khởi động cơ chế đối thoại kinh tế và chiến lược Trung – Mỹ, mục tiêu là nhằm xây dựng niềm tin và tôn trọng lẫn nhau đồng thời giảm thiểu các nguy cơ hiểu lầm giữa hai nước.

1.4.2. Kinh nghiệm của Xingapo

Xingapo được đánh giá là nước có trình độ công nghệ hàng đầu châu Á. Xingapo cũng thu hút được hàng nghìn tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, v.v.., trong đó có nhiều tập đoàn thuộc các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử, hóa chất, lọc và tích trữ dầu, v.v.. Các tập đoàn này còn lập chi nhánh, công ty con và văn phòng đại diện tại Xingapo, là nơi được coi là bàn đạp để các tập đoàn, công ty này mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh sang các quốc gia lân cận, trong đó có các nước ASEAN.

Xingapo cũng có mối quan hệ liên minh chiến lược với Hoa Kỳ. Xingapo chú trọng tăng cường các quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ ngay từ khi giành được độc lập, có nhiều nỗ lực nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị và hỗ trợ để hợp tác trong khu vực hài hòa với chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực và hình thành nên cơ sở vững chắc cho các quan hệ thân thiết giữa hai nước. Hoa Kỳ và Xingapo đã ký một hiệp định thương mại tự do song phương vào ngày 6/5/2003 và hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/1/2004. Hoa Kỳ hiện dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Xingapo, với lượng vốn FDI từ Hoa Kỳ chiếm 11,2% đầu tư mới thực tế trong ngành chế tác năm 2008. Năm 2009, khối lượng đầu tư nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ vào ngành chế tác và dịch vụ của Xingapo đạt khoảng 76,86 tỉ USD (tổng tài sản). Phần lớn đầu tư của Hoa Kỳ trong lĩnh vực chế tác tập trung vào ngành công nghệ cao như điện tử và hóa chất. Khoảng 1.500 doanh nghiệp của Hoa Kỳ hoạt động tại Xingapo. Hoa Kỳ cũng coi Xingapo là cửa ngõ để tiến vào các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Xingapo đã có nhiều biện pháp, chính sách nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao nói chung và FDI công nghệ cao. Xingapo chủ trương thu hút đầu

tư công nghệ cao ngay từ những năm 70, với việc chú trọng thu hút FDI của các doanh nghiệp đa nước ngoài (MNE) vào các hoạt động sản xuất và xuất khẩu thâm dụng công nghệ. Trên thực tế, chính sách thu hút vốn FDI vào trong nước của Xingapo cũng đi liền với các chính sách về công nghiệp hóa của nước này, do năng lực sản xuất công nghiệp và công nghệ của Xingapo phụ thuộc mạnh mẽ vào các MNE nước ngoài. Tuy nhiên, Xingapo thông qua Ủy ban Phát triển Kinh tế (EDB) chỉ lựa chọn những dòng vốn FDI có khả năng xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức. Điều này đã giúp Xingapo thu hút được dòng vốn FDI công nghệ cao vào trong nước, kèm theo đó là chuyển giao và hấp thu công nghệ cao. Tầm quan trọng của chính sách FDI này của Xingapo tiếp tục là mục tiêu chính sách kinh tế đối ngoại được ưu tiên.

Xingapo áp dụng chế độ “ưu đãi đối với doanh nghiệp đi tiên phong” cho các doanh nghiệp FDI giúp nâng cấp cơ cấu ngành và tạo ra giá trị gia tăng cao, theo đó

các doanh nghiệp sẽ được giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (26%) cho

các nhà đầu tư trong 5-10 năm dựa vào loại hàng hóa và trình độ công nghệ khi công nghệ mới được áp dụng để sản xuất những hàng hóa không được sản xuất tại Xingapo, và những thiệt hại trong giai đoạn được miễn giảm thuế có thể được chuyển sang giai đoạn sau khi giảm thuế. Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao như máy tính hoặc rôbốt công nghiệp có thể được hưởng tỷ lệ khấu hao 100% trong giai đoạn đầu và 33,3% mỗi năm trong những năm tiếp theo, cao hơn mức thông thường là 20% và 5-20%.

Cơ quan xúc tiến đầu tư Xingapo là EDB đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các công ty tái đầu tư vào Xingapo và thu hút đầu tư trực tiếp mới. Ngoài các chính sách về pháp lý và lao động thân thiện với kinh doanh, Xingapo còn có những chính sách khuyến khích đặc biệt hướng vào các công ty công nghệ cao, ví dụ như Sáng kiến về Công nghệ mới (Initiatives in New Technology), Chương trình Khuyến khích Nghiên cứu (Research Incentive Scheme) và Khuyến khích Đầu tư Công nghệ cao (Technopreneur Investment Incentive).

Sáng kiến về Công nghệ mới

- Đồng tài trợ để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc ứng dụng các công nghệ mới, R&D trong ngành công nghiệp và bí quyết sản xuất chuyên nghiệp

- Đối tượng là các công ty đăng ký kinh doanh tại Xingapo áp dụng hoặc

phát triển các năng lực công nghệ mới .

Chương trình Khuyến khích Nghiên cứu (R&D) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đồng tài trợ để hỗ trợ việc thành lập các trung tâm R&D, và/hoặc phát triển năng lực R&D tại chỗ trong những lĩnh vực công nghệ chiến lược.

- Hỗ trợ chi phí bao gồm chi tiêu trong những lĩnh vực sau: (1) Nguồn nhân lực, (2) Thiết bị và nguyên vật liệu. (3) Các dịch vụ chuyên nghiệp, và (4) Quyền sở hữu trí tuệ

- Đối tượng là các công ty đăng ký kinh doanh tại Xingapo đang thực hiện các hoạt động R&D

Khuyến khích Đầu tư Công nghệ cao

- Chương trình Khuyến khích Đầu tư Công nghệ cao khuyến khích việc đầu

tư vào các doanh nghiệp dựa vào công nghệ mới bằng cách cho phép các nhà đầu tư trong các doanh nghiệp mới thành lập được đền bù cho chứng chỉ về các thiệt hại về vốn bằng thu nhập chịu thuế. Mỗi doanh nghiệp mới thành lập được phép phát hành tối đa 3 triệu USD Xingapo đối với loại chứng chỉ này.

- Đối tượng là các công ty mới thành lập đang trong giai đoạn đầu phát triển hoặc khai thác công nghệ mới. Yêu cầu đối với cac công ty này là không được niêm yết trong những năm đầu mới thành lập.

+ Một biện pháp khác nhằm tăng cường thu hút FDI công nghệ cao của Xingapo là thực hiện tốt việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giúp các công ty nước ngoài yên tâm vì bản quyền sản phẩm được bảo vệ. Tại Xingapo có một số tổ chức tham gia vào bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Xingapo, Trung tâm Trọng tại Quốc tế Xingapo và Trung tâm Hòa giải. Các tổ chức

quốc tế gồm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Viện Phát triển Quản lý (IMD) và Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế Chính trị (PERC) đã khảo sát nhiều nước châu Á về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Trong những năm gần đây, tất cả ba tổ chức này đều xếp hạng Xingapo là nước đứng đầu châu Á về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm của Trung Quốc và Xingapo về thu hút FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao cho thấy điều quan trọng trước tiên là cần phải có chiến lược định hướng rõ ràng vào thu hút FDI công nghệ cao, theo đó cần khuyến khích các dự án công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn hoặc đóng góp thiết thực cho môi trường, xã hội, hạn chế những dự án công nghệ thấp gây ô nhiễm môi trường, lãng phí và làm cạn kiệt tài nguyên. Thứ 2 là cần có các ưu đãi rõ ràng hướng vào các doanh nghiệp FDI, bao gồm các ưu đãi về thuế, khấu hao tài sản, chuyển lỗ, khuyến khích FDI vào lĩnh vực R&D và khuyến khích chuyển giao công nghệ. Thứ 3 là cần tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, trong đó quan trọng nhất là bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ tốt để các nhà đầu tư yên tâm thực hiện các dự án FDI công nghệ cao. Thứ 4 là cần tăng cường quan hệ ngoại giao và kinh tế với Hoa Kỳ, từ đó thúc đẩy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào trong nước. Cuối cùng là chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao cần đi liền với chính sách công nghiệp hóa như kinh nghiệm của Xingapo đã chỉ ra.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG FDI CỦA HOA KỲ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM

2.1. Thực trạng các văn bản pháp luật và chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam vực công nghệ cao của Việt Nam vực công nghệ cao của Việt Nam

Chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam được thể hiện ngay từ Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 1996, trong đó dành ưu đãi cho các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Luật này sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và đến năm 2005 được ghép với Luật khuyến khích đầu tư trong nước thành Luật Đầu tư 2005. Tiếp đó là việc thành lập các khu công nghệ cao nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghệ cao, trước tiên là hai khu công nghệ cao Hòa Lạc năm 1998 và khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2002, đồng thời ban hành nhiều văn bản dưới luật quy định về các ưu đãi dành cho các nhà đầu tư trong các khu công nghệ cao. Hiện nay, nhiều khu công nghệ cao khác đã bắt đầu được thành lập. Nhà nước cũng đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ tháng 11/2005 nhằm tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các đối tượng sở hữu tài sản trí tuệ, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Một số Luật khác như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Đất đai cũng có những điều khoản ưu đãi dành cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, phù hợp với các quy định đưa ra trong các luật liên quan đến đầu tư vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao như Luật Đầu tư 2005 và Luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 41)