0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Các điều kiện cần thiết để thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 28 -28 )

1.1.2.1. Chính sách, luật pháp

Chính sách và luật pháp là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao. Chính sách của một nước cần phải thể hiện rõ mục tiêu khuyến khích thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao với các ưu đãi rõ ràng và đủ hấp dẫn các nhà đầu tư để các nhà đầu tư có thể lựa chọn khi xem xét các quyết định đầu tư. Trong điều kiện cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các nước

ngày càng gay gắt như hiện nay, việc tăng cường các ưu đãi đầu tư càng trở nên quan trọng để có thể thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao vào trong nước.

Chính sách trong nước cũng cần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao như sáng tạo và phát triển sản phẩm, thay vì chỉ tập trung vào giai đoạn gia công và lắp ráp. Do vậy cần tạo ra môi trường khuyến khích sáng tạo như ưu đãi cho hoạt động R&D, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, xúc tiến thương mại, tạo ra cơ chế kích cầu, v.v..

Hệ thống luật pháp cũng cần đảm bảo cho một trong những tài sản quan trọng nhất của đầu tư công nghệ cao không bị đánh cắp, đó là tài sản trí tuệ. Do vậy, cần xây dựng một bộ luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ có tính toàn diện cao, phù hợp với luật pháp và các công ước quốc tế và tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng cần được đảm bảo để bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài trước nguy cơ ăn cắp bản quyền.

1.1.2.2. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư. Đối với đầu tư công nghệ cao, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu không chỉ có chi phí lao động hợp lý mà cần có đủ trình độ và năng lực. Nếu trình độ nguồn nhân lực thấp, việc chuyển giao công nghệ cao cũng trở nên vô tác dụng do người lao động không có khả năng sử dụng các công nghệ được chuyển giao. Trình độ nguồn nhân lực cũng là yếu tố rất quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao như nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng đối với mọi hoạt động đầu tư. Đối với đầu tư công nghệ cao, điều này càng quan trọng vì hoạt động đầu tư công nghệ cao đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ và đặc thù như các phòng nghiên cứu, thử nghiệm, ươm tạo công nghệ, các dịch vụ hỗ trợ, cơ sở hạ tầng thông tin, hệ thống đường xá, kho bãi, cảng biển hiện đại và thuận tiện, v.v.. Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao tập trung khá đầy đủ các điều kiện cần thiết dành cho hoạt động đầu tư công nghệ cao.

1.1.2.4. Công nghiệp phụ trợ

Một hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển có thể cung cấp đủ các nguyên vật liệu và linh phụ kiện cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng lựa chọn nguồn cung cấp các sản phẩm đầu và giảm bớt chi phí so với nhập khẩu. Bởi vậy, việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao. Ngược lại, đầu tư của các tập đoàn công nghệ cao từ nước ngoài cũng tạo cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu và linh phụ kiện sản xuất của các tập đoàn nước ngoài.

1.1.2.5. Trình độ công nghệ trong nước

Trình độ công nghệ trong nước phản ánh năng lực tiếp nhận công nghệ của nước đó. Các TNC của Mỹ thường có xu hướng chuyển giao những công nghệ đặc biệt cao vào các nước có trình độ công nghệ cao và chuyển giao những công nghệ thấp hơn vào những nước có trình độ công nghệ thấp. Bởi vậy, trình độ công nghệ trong nước có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao. Ngược lại, đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghệ cao cũng có tác động lan tỏa giúp nâng cao trình độ công nghệ trong nước.

1.2. Những quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề đầu tư ra nước ngoài vào

lĩnh vực công nghệ cao

Tiềm năng về khoa học công nghệ tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ. Các công ty của Hoa Kỳ có khả năng vượt trội trong việc đầu tư cho khoa học công nghệ, trình độ và giá cả công nghệ so với các công ty của châu Âu và Nhật Bản. Không chỉ các công ty mẹ mà các công ty con ở nước ngoài của Hoa Kỳ cũng tích cực tham gia vào các ngành công nghệ cao. Do quá trình cạnh tranh toàn cầu và những biến đổi trong cơ cấu của các ngành nên Hoa Kỳ coi R&D và chuyển giao công nghệ là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm bảo đảm vị trí cao của Hoa Kỳ trên thế giới. Do trình độ công nghệ của Hoa Kỳ rất cao nên các công ty Hoa Kỳ thường chuyển giao công nghệ cao cho các nước phát triển và công nghệ thấp hơn cho các nước đang phát triển.

Khi thực hiện các dự án đầu tư công nghệ cao ra nước ngoài, các công ty Hoa Kỳ thường có xu hướng thực hiện đầu tư với quy mô lớn hơn là thực hiện các dự án nhỏ. Luật của Hoa Kỳ cũng hạn chế chuyển giao và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc và Việt Nam, chủ yếu do vấn đề chính trị và lo ngại về việc các nước này sẽ sử dụng công nghệ cao để chế tạo vũ khí hiện đại. Trong danh sách các mặt hàng công nghệ cao cấm xuất khẩu sang Trung Quốc của Hoa Kỳ bao gồm các mặt hàng như động cơ máy bay, hệ thống điều khiển tự động, sợi quang học, laser, camera dùng dưới nước, uranium đã làm nghèo và một số thiết bị viễn thông cao cấp. Các mặt hàng xuất khẩu khác có khả năng chuyển thành thiết bị quân sự hoặc dùng được trong quân sự sẽ được Chính phủ Hoa Kỳ xem xét và nếu thấy được thì mới cho xuất theo dạng cấp phép cho từng trường hợp cá biệt. Điều này cũng có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ không đầu tư những công nghệ tiên tiến nhất sang các nước như Trung Quốc và Việt Nam.

1.3. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao

của Việt Nam

1.3.1. Xu thế phát triển mạnh mẽ công nghệ cao trên thế giới

Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII và hoàn thành vào những năm 50 đầu thế kỉ XX với nội dung chủ yếu là cơ khí hoá, thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc.

Cuộc cách mạng kĩ thuật lần II còn gọi là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, xuất hiện vào những năm 50 của thế kỉ XX. Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai diễn ra trên phạm vi toàn cầu, làm nên sự thay đổi to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, đặc biệt là trong những thập niên gần đây. Cuộc cách mạng này có nhiều nội dung, song có 5 nội dung chủ yếu sau:

- Về tự động hoá: Sử dụng ngày càng nhiều máy tự động quá trình, máy

- Về năng lượng: Ngoài những dạng năng lượng truyền thống ( nhiệt điện, thuỷ điện ) ngày nay đã và đang chuyển sang lấy dạng năng lượng nguyên tử là chủ yếu và các dạng năng lượng “ sạch” như năng lượng mặt trời, v.v..

- Về vật liệu mới: Chỉ chưa đầy 40 năm trở lại đây các vật liệu mới đã xuất hiện với nhiều chủng loại rất phong phú và có nhiều tính chất đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được . Ví dụ : vật liệu tổ hợp (Composit ); gồm Zincôn hoặc các buasilích chịu nhiệt cao, v.v..

- Về công nghệ sinh học: Được ứng dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hoá chất, bảo vệ môi trường ... như công nghệ vi sinh, kĩ thuật cuzin, kĩ thuật gen và nuôi cấy tế bào.

- Về điện tử và tin học: Đây là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, hấp dẫn đang được loài người đặc biệt quan tâm, nhất là lĩnh vực máy tính diễn ra theo 4 hướng: nhanh (máy siêu tính); nhỏ (vi tính); máy tính có xử lí kiến thức (trí tuệ nhân tạo); máy tính nói từ xa (viễn tin học )

Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, v.v..., xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính và KH&CN, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trường các công nghệ tiên tiến.

Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ thân môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Hoa Kỳ là một nước công nghiệp phát triển, nước phát minh và sở hữu nhiều công nghệ cao. Theo chu kỳ công nghệ, nước phát minh công nghệ như Hoa Kỳ sẽ chuyển giao công nghệ dần sang các nước sử dụng công nghệ, trước tiên là các nước phát triển như EU và Nhật Bản, sau đó là các nước đang phát triển mà điển hình là Trung Quốc rồi đến các nước đang phát triển khác như Việt Nam. Trước đây các đối tác đầu tư chủ yếu của Việt Nam là các nước châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Xingapo, bởi vậy Việt Nam chủ yếu tiếp nhận chuyển giao công nghệ thông qua đường vòng là các dự án FDI từ các đối tác đầu tư từ châu Á này, do vậy các công nghệ thường lạc hậu và đã qua sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã hội tụ nhiều yếu tố để có thể đi tắt đón đầu trong việc chuyển giao công nghệ, trực tiếp du nhập công nghệ từ Hoa Kỳ thay vì tiếp nhận công nghệ chuyển giao qua đường vòng. Các yếu tố này bao gồm quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng được tăng cường, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, luật pháp và chính sách về thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao ngày càng hoàn thiện, trình độ nguồn nhân lực và điều kiện cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao.

Đối với các nước trong khu vực châu Á, Hoa Kỳ có chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào hai lĩnh vực gồm lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực sử dụng công nghệ cao. Hiện nay, Việt Nam chỉ mới mở cửa khu vực dịch vụ theo lộ trình cam kết trong WTO nên chưa có nhiều cơ hội đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Trong khi đó, lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mở cửa từ rất lâu, nhưng đầu tư của Hoa

Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao còn rất hạn chế. Bởi vậy, trong thời điểm hiện nay, Việt Nam cần đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao.

1.3.2. Tầm quan trọng của công nghệ cao đối với phát triển kinh tế-xã hội

Việt Nam

Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, công nghệ được xem là nhân tố chính để thúc đẩy tăng trưởng và năng lực cạnh tranh kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như mỗi quốc gia. Do lĩnh vực công nghệ cao trong nền kinh tế thường phát triển hoặc sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, nên đây được coi là lĩnh vực có tiềm năng nhất cho tăng trưởng trong tương lai. Các doanh nghiệp công nghệ cao thường gặp rủi ro cao, nhưng lợi nhuận thu được thường lớn. Điều này dẫn tới việc các nước thường dành một tỷ lệ đầu tư cao cho lĩnh vực công nghệ cao trong nền kinh tế.

Cơ cấu kinh tế còn khá lạc hậu và chậm cải thiện như hiện nay, tỷ trọng tương đối cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Cơ cấu tổng sản phẩm 3 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ năm 2009 lần lượt là 20,66%, 40,24%, 39,10%, không cải thiện nhiều những năm gần đây. Trong khi đó, mục tiêu phấn đấu của Việt Nam là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm nhanh tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong GDP và tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ. Bởi vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghệ cao nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Năng suất lao động của Việt Nam hiện rất thấp. Lực lượng lao động chủ yếu vẫn là lao động giản đơn, và có đến 65,3 % lao động không qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào. Dựa trên chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2009-2010, Việt Nam xếp thứ 75/133 quốc gia về năng suất lao động, trong khi đó vị trí của Xingapore là 3, Malaixia là 24, Thái Lan là 36, v.v.. Do vậy, kinh tế Việt Nam không có bước phát triển đột phá, tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp, đời sống người dân không được cải thiện. Trong điều kiện

đó, đẩy mạnh các lĩnh vực công nghệ cao là cách thức hiệu quả nhất để tăng năng suất lao động.

Một lý do quan trọng khác là Việt Nam vẫn còn là một nước thiếu vốn và công nghệ. Do vậy nếu không tăng cường đầu tư công nghệ cao, Việt Nam khó có thể thực hiện quá trình công nghiệp hóa nhằm tiến tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 28 -28 )

×