Các biện pháp thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 53)

a. Luật Đầu tư 2005 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và hiện vẫn còn hiệu lực)

2.1.2.1. Các biện pháp thuế

Các biện pháp ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao được quy định trong Luật Đầu tư 2005 (Điều 33) như sau: (1) Nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 của Luật này được hưởng thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; (2) Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp; (3) Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; và (4) Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ

đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế. Mức ưu đãi cụ thể có thể tham khảo ở Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 nêu trên.

Còn trong Luật Công nghệ cao 2008 (Điều 10), tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này (trong đó gồm cả Sử dụng kết quả nghiên cứu về công nghệ cao để đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm) được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao theo quy định tại Điều 1, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 53/2004/QĐ-TTG ngày 05 tháng 4 năm 2004 về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư), và Cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao theo quy định tại Điều 1 của Quyết định này được hưởng ưu đãi thuế theo quy định trong Điều 3 của Quyết định này, bao gồm (1) Thuế thu nhập doanh nghiệp: Nhà đầu tư được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; và (2) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Cá nhân là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại khoản 2, Điều 2 Quyết định này được miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để bằng mức thuế phải nộp áp dụng với người nước ngoài có cùng mức thu nhập.

2.1.2.2. Các biện pháp phi thuế

Các biện pháp phi thuế được sử dụng để khuyến khích thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao bao gồm ưu đãi về sử dụng đất, hỗ trợ về vốn tín dụng và bảo lãnh, xuất nhập cảnh và cư trú, chuyển lỗ, khấu hao tài sản cố định, các biện pháp

khuyến khích R&D và chuyển giao công nghệ.

Ưu đãi về sử dụng đất

Luật Đầu tư 2005 (Điều 36, mục 2) quy định Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư (trong đó có các lĩnh vực công nghệ cao) được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.

Luật công nghệ cao 2008 (Điều 10) quy định tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai (bên cạnh các ưu đãi về thuế).

Nhà đầu tư được quy định trong Điều 1, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 53/2004/QĐ-TTG ngày 05 tháng 4 năm 2004 về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao được hưởng ưu đãi về sử dụng đất theo Điều 4 của Luật này, bao gồm: (1) Áp dụng chính sách một giá đối với các Nhà đầu tư thuê đất trực tiếp từ Ban Quản lý Khu công nghệ cao, không phân biệt Nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài; (2) Nhà đầu tư được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; và (3) Nhà đầu tư thực hiện dự án nghiên cứu - phát triển công nghệ hoặc đào tạo nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao được miễn tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.

Chuyển lỗ

Luật Đầu tư 2005 quy định Nhà đầu tư sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì đựơc chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm.

Khấu hao tài sản cố định (trong luật Đầu tư)

Luật Đầu tư 2005 quy định Dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và dự án kinh doanh có hiệu quả được áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định; mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao

tài sản cố định.

Hỗ trợ về vốn tín dụng và bảo lãnh

Nhà đầu tư được quy định trong Điều 1, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 53/2004/QĐ-TTG ngày 05 tháng 4 năm 2004 về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao được hỗ trợ về vốn tính dụng và bảo lãnh theo Điều 5 của Quyết định này, bao gồm (1) Nhà đầu tư có dự án đầu tư sản xuất trong Khu công nghệ cao hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét cho vay tín dụng trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi, được bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo qui định hiện hành, và (2) Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi trực tiếp xuất khẩu sản phẩm và được áp dụng quy chế thưởng xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

Ưu đãi về xuất, nhập cảnh

Nhà đầu tư được quy định trong Điều 1, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 53/2004/QĐ-TTG ngày 05 tháng 4 năm 2004 về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao được hưởng chế độ ưu đãi về xuất nhập cảnh và cư trú theo Điều 6 của Quyết định này, bao gồm (1) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng nêu tại Điều 2 Quyết định này và các thành viên của gia đình họ được cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá trị sử dụng nhiều lần với thời hạn phù hợp với thời gian làm việc, hoạt động tại Khu công nghệ cao; và (2) Các đối tượng nêu tại Điều 2 Quyết định này được tạo điều kiện thuận lợi về cư trú, được thuê nhà, mua nhà trong khu công nghệ cao theo qui định của pháp luật.

Các biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ

Luật Đầu tư 2005 (Điều 40) quy định các hỗ trợ đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, bao gồm (1) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; và (2) Nhà nước khuyến khích việc chuyển giao vào

Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.

Luật Công nghệ cao 2008 (Điều 13, Mục 1) quy định Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ cao phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các biện pháp khuyến khích nghiên cứu và phát triển

Luật Công nghệ cao 2008, Điều 12 quy định: (1) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này7 được ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đối với trường hợp tự đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ cao có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; Tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân lực công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao; (2) Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao được giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn, giảm thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; và (3) Phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu hình thành do liên kết giữa tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu và hoạt động từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

7 Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ưu đãi, hỗ trợ trong những trường hợp sau đây: (a) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao; (b) Nghiên cứu tạo ra công nghệ cao thay thế công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài; (c) Nghiên cứu sáng tạo công nghệ cao mới.

2.1.2.3. Ký kết các hiệp định hợp tác

Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao và kinh tế với Hoa Kỳ với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu sang Hoa Kỳ và thu hút dòng vốn FDI lớn và hiện đại từ Hoa Kỳ. Các nỗ lực đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ đã trải qua nhiều thử thách và cuối cùng đã đi đến việc ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ năm 2001, tạo ra bước đột phá trong quan hệ giữa hai nước và góp phần khơi thông dòng vốn thương mại và đầu tư giữa hai nước. Đây là bước tiến quan trọng thứ hai trong quan hệ giữa hai nước sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995. Sau khi Hiệp định được ký kết, một làn sóng đầu tư mới của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã xuất hiện nhờ xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ được thông suốt, thúc đẩy các nhà đầu tư Hoa Kỳ (và các nước khác) đầu tư vào Việt Nam để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, hiệp định cũng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, giúp Việt Nam hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ cũng đã tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Do vậy, ngày càng có nhiều công ty lớn của Hoa kỳ đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh.

Để tăng cường quan hệ hợp tác, Việt Nam cũng đã ký với Hoa Kỳ và hơn 40 nước trên thế giới Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập. Mục đích ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách: (a) miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước kết trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.

Hiện nay Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa các nước trong khu vực Thái Bình Dương,

trong đó có Hoa Kỳ. TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, được ký ngày 3/6/2005 và có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước ban đầu là Xingapo, Chilê, Niu Dilân và Brunây. Việt Nam chính thức tuyên bố quyết định tham gia đàm phán TPP ngày 13/11/2010. Cho đến nay đã có thêm Ôxtrâylia, Pêru, Hoa Kỳ, Malaixia và Việt Nam tham gia, nâng số quốc gia đàm phán lên 9 nước, với tổng GDP là 16.000 tỷ USD và một thị trường 472 triệu dân. Về tiến độ đàm phán, TPP đã trải qua 7 vòng đàm phán (trong đó vòng đàm phán thứ 7 diễn ra tại Hà Nội) và đặt mục tiêu sẽ hoàn thành ba vòng đàm phán tiếp theo trong năm nay để đạt được thỏa thuận vào dịp Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tháng 11 tới ở Hoa Kỳ. TPP là một trong những nỗ lực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm góp phần tăng cường liên kết, hợp tác khu vực vì hòa bình và phát triển. Lợi ích lớn nhất mà Việt Nam có được khi Hiệp định TPP được ký kết là đẩy mạnh xuất khẩu vì TPP là một hiệp định thương mại tự do khu vực toàn diện. Lợi ích thứ hai là Việt Nam sẽ có điều kiện hoàn thiện môi trường đầu tư và thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, trong đó có đầu tư từ Hoa Kỳ.

2.1.2.4. Xúc tiến đầu tư với những nước có trình độ công nghệ cao

Với mục tiêu thu hút đầu tư công nghệ cao, Chính phủ luôn có chủ trương khuyến khích thu hút FDI từ những nước đối tác có công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại. Hàng năm hoặc theo từng giai đoạn, Chính phủ luôn có các chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia để nhắm vào các nước cung cấp đầu tư, các vùng và lĩnh vực trọng điểm cần thu hút đầu tư trong nước. Các thị trường lớn với tiềm năng mạnh mẽ về vốn và công nghệ như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo, v.v.. luôn là những thị trường được ưu tiên xúc tiến đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đảm nhận thực thi chương trình xúc tiến đầu tư cấp quốc gia. Các Trung tâm xúc tiến đầu tư tại ba miền Bắc – Trung – Nam có chức năng thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố và Ban quản lý các KCX, KCN có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động xúc tiến đầu tư ở các mức

độ khác nhau.8 Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý thiết lập các bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài tại một số quốc gia là các đối tác đầu tư trọng điểm gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Xingapo, Ảrập Xêút, Cata và Đài Loan. Bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài này hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Ngoại giao thống nhất quản lý công tác ngoại giao kinh tế. Chính phủ giao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w