Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 96)

Những tập đoàn lớn trên toàn cầu khi đầu tư thường lựa chọn những địa điểm có nguồn cung cấp nguyên phụ liệu và linh kiện ổn định với giá cả và chất lượng tốt. Nếu có những nguồn cung nội địa tốt, họ sẽ không nhập khẩu từ các nước khác. Tỷ lệ nội địa của Việt Nam chưa hợp lý vì năng lực sản xuất nội địa của Việt Nam còn yếu. Trong khi đó Việt Nam lại nhấn mạnh tới yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng các nguồn cung cấp nội địa. Bởi vậy, để thu hút được các nhà đầu tư công nghệ cao, Việt Nam cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ có tính cạnh tranh, có chất lượng cao, giá cả hợp lý.

nghiệp đầu tư vào công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, để thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển cần tập trung vào các giải pháp sau: Thứ nhất là xây dựng và ban hành một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế, làm căn cứ cho định hướng phát triển các sản phẩm phụ trợ. Nâng cấp, hoàn thiện các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm phụ trợ đạt trình độ quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ kinh phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển công nghiệp phụ trợ; Thứ hai là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phụ trợ; Thứ ba là giải pháp về liên kết doanh nghiệp. Để tranh thủ bước đi nhanh, chắc, hiệu quả cần xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược, các công ty, tập đoàn đa quốc gia về phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp phụ trợ nói riêng. Ở Việt Nam, trong giai đoạn đến 2010 tầm nhìn 2020, trước mắt cần có kế hoạch kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm phụ trợ và hợp đồng kinh tế giữa hai bên; Thứ tư là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nội địa tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển. Trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất phụ trợ cũng cần tích cực hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cần học tập kinh nghiệm của các nước khác, đặc biệt là Nhật Bản để thành lập hệ thống ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ; Cuối cùng là xây dựng các cơ sở dữ liệu hiệu quả, ở đó một doanh nghiệp nên có đủ các thông tin về chính sách, các khả năng đặc biệt và kinh nghiệm của công ty, trang thiết bị sản xuất, độ chính xác chế tạo tính bằng milimét, chứng chỉ chất lượng, các khách hàng chính, doanh số bán hàng hằng năm, tổng vốn và số lao động sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện trong nước, thiết lập quan hệ với các công ty sản xuất nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 96)