0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Kinh nghiệm của Xingapo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 44 -44 )

Xingapo được đánh giá là nước có trình độ công nghệ hàng đầu châu Á. Xingapo cũng thu hút được hàng nghìn tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, v.v.., trong đó có nhiều tập đoàn thuộc các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử, hóa chất, lọc và tích trữ dầu, v.v.. Các tập đoàn này còn lập chi nhánh, công ty con và văn phòng đại diện tại Xingapo, là nơi được coi là bàn đạp để các tập đoàn, công ty này mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh sang các quốc gia lân cận, trong đó có các nước ASEAN.

Xingapo cũng có mối quan hệ liên minh chiến lược với Hoa Kỳ. Xingapo chú trọng tăng cường các quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ ngay từ khi giành được độc lập, có nhiều nỗ lực nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị và hỗ trợ để hợp tác trong khu vực hài hòa với chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực và hình thành nên cơ sở vững chắc cho các quan hệ thân thiết giữa hai nước. Hoa Kỳ và Xingapo đã ký một hiệp định thương mại tự do song phương vào ngày 6/5/2003 và hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/1/2004. Hoa Kỳ hiện dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Xingapo, với lượng vốn FDI từ Hoa Kỳ chiếm 11,2% đầu tư mới thực tế trong ngành chế tác năm 2008. Năm 2009, khối lượng đầu tư nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ vào ngành chế tác và dịch vụ của Xingapo đạt khoảng 76,86 tỉ USD (tổng tài sản). Phần lớn đầu tư của Hoa Kỳ trong lĩnh vực chế tác tập trung vào ngành công nghệ cao như điện tử và hóa chất. Khoảng 1.500 doanh nghiệp của Hoa Kỳ hoạt động tại Xingapo. Hoa Kỳ cũng coi Xingapo là cửa ngõ để tiến vào các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Xingapo đã có nhiều biện pháp, chính sách nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao nói chung và FDI công nghệ cao. Xingapo chủ trương thu hút đầu

tư công nghệ cao ngay từ những năm 70, với việc chú trọng thu hút FDI của các doanh nghiệp đa nước ngoài (MNE) vào các hoạt động sản xuất và xuất khẩu thâm dụng công nghệ. Trên thực tế, chính sách thu hút vốn FDI vào trong nước của Xingapo cũng đi liền với các chính sách về công nghiệp hóa của nước này, do năng lực sản xuất công nghiệp và công nghệ của Xingapo phụ thuộc mạnh mẽ vào các MNE nước ngoài. Tuy nhiên, Xingapo thông qua Ủy ban Phát triển Kinh tế (EDB) chỉ lựa chọn những dòng vốn FDI có khả năng xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức. Điều này đã giúp Xingapo thu hút được dòng vốn FDI công nghệ cao vào trong nước, kèm theo đó là chuyển giao và hấp thu công nghệ cao. Tầm quan trọng của chính sách FDI này của Xingapo tiếp tục là mục tiêu chính sách kinh tế đối ngoại được ưu tiên.

Xingapo áp dụng chế độ “ưu đãi đối với doanh nghiệp đi tiên phong” cho các doanh nghiệp FDI giúp nâng cấp cơ cấu ngành và tạo ra giá trị gia tăng cao, theo đó

các doanh nghiệp sẽ được giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (26%) cho

các nhà đầu tư trong 5-10 năm dựa vào loại hàng hóa và trình độ công nghệ khi công nghệ mới được áp dụng để sản xuất những hàng hóa không được sản xuất tại Xingapo, và những thiệt hại trong giai đoạn được miễn giảm thuế có thể được chuyển sang giai đoạn sau khi giảm thuế. Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao như máy tính hoặc rôbốt công nghiệp có thể được hưởng tỷ lệ khấu hao 100% trong giai đoạn đầu và 33,3% mỗi năm trong những năm tiếp theo, cao hơn mức thông thường là 20% và 5-20%.

Cơ quan xúc tiến đầu tư Xingapo là EDB đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các công ty tái đầu tư vào Xingapo và thu hút đầu tư trực tiếp mới. Ngoài các chính sách về pháp lý và lao động thân thiện với kinh doanh, Xingapo còn có những chính sách khuyến khích đặc biệt hướng vào các công ty công nghệ cao, ví dụ như Sáng kiến về Công nghệ mới (Initiatives in New Technology), Chương trình Khuyến khích Nghiên cứu (Research Incentive Scheme) và Khuyến khích Đầu tư Công nghệ cao (Technopreneur Investment Incentive).

Sáng kiến về Công nghệ mới

- Đồng tài trợ để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc ứng dụng các công nghệ mới, R&D trong ngành công nghiệp và bí quyết sản xuất chuyên nghiệp

- Đối tượng là các công ty đăng ký kinh doanh tại Xingapo áp dụng hoặc

phát triển các năng lực công nghệ mới .

Chương trình Khuyến khích Nghiên cứu (R&D)

- Đồng tài trợ để hỗ trợ việc thành lập các trung tâm R&D, và/hoặc phát triển năng lực R&D tại chỗ trong những lĩnh vực công nghệ chiến lược.

- Hỗ trợ chi phí bao gồm chi tiêu trong những lĩnh vực sau: (1) Nguồn nhân lực, (2) Thiết bị và nguyên vật liệu. (3) Các dịch vụ chuyên nghiệp, và (4) Quyền sở hữu trí tuệ

- Đối tượng là các công ty đăng ký kinh doanh tại Xingapo đang thực hiện các hoạt động R&D

Khuyến khích Đầu tư Công nghệ cao

- Chương trình Khuyến khích Đầu tư Công nghệ cao khuyến khích việc đầu

tư vào các doanh nghiệp dựa vào công nghệ mới bằng cách cho phép các nhà đầu tư trong các doanh nghiệp mới thành lập được đền bù cho chứng chỉ về các thiệt hại về vốn bằng thu nhập chịu thuế. Mỗi doanh nghiệp mới thành lập được phép phát hành tối đa 3 triệu USD Xingapo đối với loại chứng chỉ này.

- Đối tượng là các công ty mới thành lập đang trong giai đoạn đầu phát triển hoặc khai thác công nghệ mới. Yêu cầu đối với cac công ty này là không được niêm yết trong những năm đầu mới thành lập.

+ Một biện pháp khác nhằm tăng cường thu hút FDI công nghệ cao của Xingapo là thực hiện tốt việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giúp các công ty nước ngoài yên tâm vì bản quyền sản phẩm được bảo vệ. Tại Xingapo có một số tổ chức tham gia vào bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Xingapo, Trung tâm Trọng tại Quốc tế Xingapo và Trung tâm Hòa giải. Các tổ chức

quốc tế gồm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Viện Phát triển Quản lý (IMD) và Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế Chính trị (PERC) đã khảo sát nhiều nước châu Á về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Trong những năm gần đây, tất cả ba tổ chức này đều xếp hạng Xingapo là nước đứng đầu châu Á về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm của Trung Quốc và Xingapo về thu hút FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao cho thấy điều quan trọng trước tiên là cần phải có chiến lược định hướng rõ ràng vào thu hút FDI công nghệ cao, theo đó cần khuyến khích các dự án công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn hoặc đóng góp thiết thực cho môi trường, xã hội, hạn chế những dự án công nghệ thấp gây ô nhiễm môi trường, lãng phí và làm cạn kiệt tài nguyên. Thứ 2 là cần có các ưu đãi rõ ràng hướng vào các doanh nghiệp FDI, bao gồm các ưu đãi về thuế, khấu hao tài sản, chuyển lỗ, khuyến khích FDI vào lĩnh vực R&D và khuyến khích chuyển giao công nghệ. Thứ 3 là cần tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, trong đó quan trọng nhất là bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ tốt để các nhà đầu tư yên tâm thực hiện các dự án FDI công nghệ cao. Thứ 4 là cần tăng cường quan hệ ngoại giao và kinh tế với Hoa Kỳ, từ đó thúc đẩy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào trong nước. Cuối cùng là chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao cần đi liền với chính sách công nghiệp hóa như kinh nghiệm của Xingapo đã chỉ ra.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG FDI CỦA HOA KỲ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 44 -44 )

×