2.3.2.1. Đầu tư của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam còn thấp
Hoa Kỳ được coi là đối tác cung cấp đầu tư chiến lược của Việt Nam vì Hoa Kỳ là nước có nhiều công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư công nghệ cao trên tổng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (không kể đầu tư qua nước thứ ba) chỉ đạt trên 12% là một tỷ lệ khá nhỏ bé. Một nước có trình độ hiện đại như Hoa Kỳ mà tỷ lệ FDI công nghệ cao còn thấp như vậy, thì đầu tư công nghệ cao từ các nước khác sẽ còn thấp hơn nữa. Điều này được phản ánh ở con số đầu tư FDI công nghệ cao vào Việt Nam rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại là công nghệ trung bình và lạc hậu.
Đầu tư công nghệ cao của Hoa Kỳ vào Việt Nam nói riêng và đầu tư công nghệ cao vào Việt Nam nói chung còn thấp trước hết phản ánh môi trường đầu tư ở Việt Nam còn nhiều rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của các đại diện ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, môi trường đầu tư ở Việt Nam còn chưa minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà. Việc xin cấp phép đầu tư còn mất nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Trong khi đó, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã quen với môi trường đầu tư minh bạch và thủ tục đơn giản và nhanh chóng ở trong nước, bởi vậy họ rất nản lòng với cung cách quản lý nhũng nhiều của các cán bộ quản lý đầu tư và những phiền phức trong việc xin thủ tục cấp phép đầu tư ở Việt Nam. Nguyên nhân quan trọng thứ hai khiến Việt Nam chưa hấp dẫn dòng vốn FDI công nghệ cao là do các ưu đãi đối với đầu tư công nghệ cao của Việt Nam còn chưa rõ ràng và khá hạn hẹp. Trong các luật về khuyến khích đầu tư công nghệ
cao hiện còn hiệu lực như Luật Đầu tư 2005 và Luật Công nghệ cao 2008 cũng không quy định rõ các ưu đãi đối với các dự án FDI vào lĩnh vực công nghệ cao, mà chỉ quy định chung chung cho tất cả các doanh nghiệp công nghệ cao và cho đầu tư nói chung. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác khiến FDI công nghệ cao vào Việt Nam trở nên kém hấp dẫn là trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam còn hạn chế, trình độ công nghệ của nền kinh tế thấp, bảo hộ sở hữu trí tuệ còn yếu và cơ sở hạ tầng kém phát triển và nguồn cung các sản phẩm phụ trợ cho đầu tư công nghệ cao còn ít và không ổn định. Nhà máy Intel Việt Nam khi mới đầu tư vào Việt Nam đã gặp phải tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, đặc biệt là những kỹ sư tài năng, một số vị trí lãnh đạo nhóm chuyên ngành kỹ thuật do nguồn trình độ nguồn nhân lực trong nước không đáp ứng được yêu cầu. Vào thời điểm giữa năm 2008, nhà máy mới tuyển được 40 nhân sự đạt yêu cầu trong khi con số theo kế hoạch đến năm 2010 phải là 3.000 người.
Hiện nay có các khu công nghệ cao là hội tụ khá đầy đủ các yếu tố để thu hút FDI công nghệ cao như ưu đãi rõ ràng, cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều dịch vụ hỗ trợ đầu tư công nghệ cao. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung thu hút FDI công nghệ cao vào các khu công nghệ cao là chưa đủ, cần mở rộng ra thu hút đầu tư FDI công nghệ cao vào các khu vực khác.
2.3.2.2. Tác dụng chuyển giao công nghệ còn hạn chế
Một trong những mong muốn lớn nhất của nước chủ nhà khi tiếp nhận FDI từ nước ngoài là sẽ được chuyển giao công nghệ hiện đại thông qua FDI, đặc biệt là các dự án FDI công nghệ cao. Tuy nhiên, tác dụng chuyển giao công nghệ của các dự án FDI công nghệ cao Hoa Kỳ vào Việt Nam còn rất hạn chế khi mà nhiều dự án còn tập trung vào gia công lắp ráp, và số doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào R&D còn rất ít ỏi. Các dự án trong các ngành như sản xuất ô tô, linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm, chíp tích hợp của Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu thực hiện các hoạt động gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp. Công đoạn nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D) là công đoạn có giá trị gia tăng cao, nhưng các doanh nghiệp FDI Hoa Kỳ chủ yếu thực hiện ở nước mình hoặc các nước khác ngoài Việt Nam. Tập đoàn ô tô Ford của Hoa Kỳ mặc dù đã có mặt rất lâu ở Việt
Nam và cũng cam kết nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, nhưng tỷ lệ nội địa hóa của Ford hiện vẫn rất thấp, năm 2009 chỉ đạt 2%13, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nội địa hóa của Ford tại các nước khác trong khu vực. Doanh nghiệp này vẫn chủ yếu thực hiện công đoạn lắp ráp sản phẩm, khiến cho mục tiêu phát triển ngành ô tô của Việt Nam khó có thể đạt được. Thông qua liên doanh với Sigma Design (để thành lập công ty cổ phần Cát Việt Visilicon), VTC kỳ vọng rằng “Sigma Designs sẽ chuyển giao công nghệ thiết kế và sản xuất chip tích hợp SoC cho VTC”. Tuy nhiên việc chuyển giao công nghệ thiết kế rất khó xảy ra khi Sigma Designs là một công ty chuyên về thiết kế chip, thiết kế phần cứng, cung cấp giải pháp, bán chip, v.v.. do vậy nếu chuyển giao công nghệ thiết kế chipset cho VTC thì Sigma sẽ mất bí quyết kinh doanh. Bên cạnh đó, do chỉ chuyên về phần thiết kế chipset (fabless), còn phần chế tạo ra con chip (fabrication) được gia công ở một hãng khác bên ngoài (hiện nay Sigma làm chip ở Đài Loan) nên Sigma Designs không thể chuyển giao công nghệ sản xuất chip tích hợp SoC cho VTC được. Do đó khả năng hợp tác lớn nhất là Sigma sẽ chỉ cung cấp các giải pháp SoC cho VTC, qua đó VTC sẽ chỉnh sửa lại cho phù hợp và làm nên các sản phẩm điện tử cung cấp cho thị trường nội địa.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI công nghệ cao Hoa Kỳ vào Việt Nam còn hạn chế. Thứ nhất là Việt Nam chưa có các biện pháp khuyến khích R&D rõ ràng dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài mà chỉ có quy định khuyến khích R&D chung cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thứ hai là do trình độ nguồn nhân lực trong nước và năng lực công nghệ trong nước còn thấp. Thứ ba là hiệu quả thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn rất yếu, cơ sở hạ tầng phục vụ R&D còn kém phát triển. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ yếu khiến các nhà đầu tư lo ngại sẽ bị ăn cắp bản quyền khi mang các nghiên cứu của mình vào Việt Nam. Các chính sách ưu đãi về giá thuê đất, văn phòng, hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới, hạ tầng viễn thông, thuế, v.v.. chỉ khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao (điển hình là trong lĩnh vực phần mềm) tiến hành gia công sản phẩm để hưởng ưu đãi, trong khi môi trường để phát
13http://ndhmoney.vn/web/guest/s03/-/journal_content/journal_content_INSTANCE_6Fvc/10136/3175977? _journal_content_INSTANCE_6Fvc_version=1.0
triển sáng tạo như các dịch vụ hạ tầng, dịch vụ hành chính, dịch vụ xúc tiến thương mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế để kích cầu thị trường, v.v.. chưa đủ hấp dẫn đầu tư R&D và chuyển giao công nghệ.
2.3.2.4. Quy mô đầu tư của phần lớn các dự án còn nhỏ
Quy mô trung bình của mỗi dự án công nghệ cao của Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉi khoảng 9,2 triệu USD/dự án. Số lượng các dự án FDI công nghệ cao của Hoa Kỳ vào Việt Nam có quy mô lớn còn rất ít, chủ yếu của một số tập đoàn lớn. Chỉ có 2 dự án có quy mô trên 100 triệu USD là dự án đường ống dẫn khí LôB-ô Môn (Block B-omon gas Pipeline project) của Tập đoàn Chevron, với tổng vốn đầu tư 773,4 triệu USD và dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, phụ tùng của công ty TNHH Ford Việt Nam với tổng vốn đầu tư 102 triệu USD. Hai dự án này chỉ chiếm 1,11% số dự án nhưng chiếm tới 52,4% tổng vốn FDI công nghệ cao của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Số dự án có tổng vốn đầu tư từ 10-90 triệu USD có 21 dự án, chiếm khoảng 11,7% số dự án FDI Hoa Kỳ tại Việt Nam. Còn lại là các dự án có quy mô nhỏ (dưới 10 triệu USD), thậm chí khoảng trên 30 dự án có quy mô chỉ dưới 100 nghìn USD. Nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba, số lượng dự án quy mô lớn có thể cao hơn, nhưng con số này cũng rất hạn chế. Trong khi đó, FDI của Hoa Kỳ vào các lĩnh vực khác như bất động sản và dịch vụ lưu trú và ăn uống là những lĩnh vực phi sản xuất của nền kinh tế lại có quy mô rất lớn. Các dự án công nghệ cao có quy mô nhỏ sẽ dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ, đóng góp hạn chế cho vấn đề tạo việc làm và không có tính kinh tế theo quy mô, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Biểu đồ 2.3: Vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao Việt Nam theo quy mô dự án đầu tư (tính đến ngày 08/06/2011)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài
Có một số nguyên nhân dẫn đến việc các dự án FDI công nghệ cao Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ. Trước hết là do môi trường đầu tư ở Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn, chưa thu hút được nhiều tập đoàn công nghệ lớn của Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư có tiềm lực bình thường. Chỉ có vài chục tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc và Xingapo đã thu hút được tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đầu tư vào trong nước. Thứ hai là do quy mô thị trường tiêu thụ của Việt Nam còn nhỏ bé, chưa khuyến khích các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư quy mô lớn.
2.3.2.5. Bất cân đối trong thu hút FDI công nghệ cao Hoa Kỳ giữa các vùng
Một hạn chế rõ ràng trong dòng vốn FDI công nghệ cao Hoa Kỳ vào Việt Nam là sự phân bổ bất cân đối giữa các vùng miền. Các dự án FDI công nghệ cao của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung ở miền Nam, với 140 dự án và tổng vốn đầu tư 12,44 tỷ USD, chiếm 74% tổng vốn FDI công nghệ cao Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trong khi đó, số dự án công nghệ cao ở miền Bắc chỉ có 26 dự án và tổng vốn đầu tư 3,444 tỷ USD, chiếm 21% vốn FDI công nghệ cao Hoa Kỳ tại Việt Nam; thậm chí ở miền
Trung còn thấp hơn nữa với 14 dự án và tổng vốn đầu tư 830 triệu USD, chiếm 5% tổng vốn FDI công nghệ cao Hoa Kỳ tại Việt Nam. Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thu hút được một số dự án FDI lớn của Hoa Kỳ, trong khi khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc (HHTP) ở Hà Nội vẫn chưa có dự án nào từ Hoa Kỳ. Việc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam14 không chỉ có vai trò quan trọng, chiếm gần 60% thu ngân sách và trên 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước mà còn thu hút phần lớn vốn FDI của cả nước, trong đó gồm cả FDI công nghệ cao từ Hoa Kỳ sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng chênh lệch phát triển kinh tế giữa các vùng miền vốn đã lớn ở Việt Nam giữa miền Nam với miền Bắc, giữa hai miền Nam Bắc với miền Trung.
Biểu đồ 2.4: Vốn FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam chia theo vùng (tính đến ngày 08/06/2011)
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài
Việc đầu tư công nghệ cao của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung ở miền Nam phản ánh môi trường kinh doanh ở miền Nam thông thoáng hơn nhiều so với các tỉnh miền Bắc. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có thế mạnh trong việc các ngành như công nghiệp, công nghệ cao, điện tử, tin học, công nghệ dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, viễn thông; du lịch, v.v.. Chính quyền các tỉnh, thành miền Nam cũng có chính sách phát triển công nghệ tốt hơn so với các tỉnh miền Bắc. Điển hình là thành phố Hồ Chí
14 gồm có 8 tỉnh, thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang
Minh, trong đó thành phố đã xác định mục tiêu phát triển công nghệ là mục tiêu quan trọng trong giai đoạn từ nay đến 2020, đồng thời cũng đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu để thực hiện chiến lược đó. Mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh chi 4 tỷ đồng cho Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học và công nghệ cao và dành nhiều ưu tiên cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các trường đại học, cao đẳng, các hoạt động KH&CN, v.v.. Trong khi đó tại miền Bắc, việc phát triển các ngành công nghệ cao chưa thực sự hiệu quả, quy mô công nghiệp còn nhỏ và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu. Việc giải phóng mặt bằng tại khu công nghệ cao Hòa Lạc gặp nhiều trở ngại cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho khu công nghệ cao Hòa Lạc chưa thu hút được FDI công nghệ cao từ Hoa Kỳ.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO LĨNH VỰC