Hoàn thiện khung khổ pháp lý theo hướng đồng bộ, thông thoáng, minh bạch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 89)

minh bạch

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện khung khổ pháp lý để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và điều này đã được nhiều nhà đầu tư ghi nhận. Việc ban hành Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp năm 2005 được coi là những cải cách lớn về môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, theo đó xóa bỏ tạo ra một môi trường đầu tư bình đẳng, không phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, v.v..

Tuy nhiên, những trở ngại đối với môi trường đầu tư vẫn tồn tại. Thủ tục hành chính rườm rà, thời gian cấp phép một dự án thường kéo dài nhiều tháng không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ dự án mà còn làm nản lòng các nhà đầu tư khi quyết định đến làm ăn tại Việt Nam. Theo chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam, các nhà đầu tư tại Việt Nam phải đợi từ năm đến sáu tháng để có được giấy phép đầu tư, trong khi ở các nước khác chỉ là năm đến sáu tuần. Quá trình phê duyệt để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn rất khó khăn, nghĩa vụ đối với nhà đầu tư trong việc tiếp cận hàng loạt cơ quan chính phủ khiến quá trình này trở nên mất nhiều thời gian quá mức. Các nhà đầu tư đều kiến nghị Việt Nam nên áp dụng cơ chế phê duyệt “một cửa” như nhiều quốc gia khác trong khu vực để giảm bớt thời gian cho các nhà đầu tư.

lượng văn bản dưới Luật quá nhiều và không thống nhất với văn bản Luật. Luật Đầu tư ra đời vào năm 2005 đã thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và được áp dụng thống nhất cho hoạt động đầu tư không phân biệt trong hay ngoài nước. Tuy nhiên, các văn bản, thông tư hướng dẫn thường được lấy làm căn cứ nhiều hơn cả luật, do vậy làm mất đi ý nghĩa và công năng của luật.16 Hệ quả đầu tiên của tình trạng này là nội dung và tinh thần của luật bị biến dạng hoặc không thể hiện trong văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản dưới luật này (đặc biệt là khi do các bộ, ngành soạn thảo) thường chi phối nội dung và cách thức thực thi pháp luật trong ngành đó. Do đó, trên thực tế, thông tư và quyết định của bộ trưởng còn có hiệu lực thực tế hơn cả luật và nghị định, dẫn đến sự đảo lộn trật tự, nguyên tắc và giá trị vốn có của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện nảy sinh tùy ý, tùy tiện trong giải thích và thực thi luật của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Một hệ lụy khác là hệ thống luật pháp không thân thiện với đối tượng bị điều chỉnh, tạo cơ hội cho cán bộ công vụ sách nhiễu và tham nhũng hối lộ và có thể thực thi luật vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hơn là phục vụ nhu cầu và lợi ích chung của xã hội. Từ đó dẫn đến chi phí thực thi pháp luật cao, tạo dư địa phát sinh các nhóm trục lợi từ luật pháp và làm cho luật kém hiệu quả.

Để giải quyết tình trạng trên, Quốc hội và Chính phủ nên có những điều chỉnh, can thiệp kịp thời để một luật chỉ có một văn bản hướng dẫn thực hiện. Điều này là cần thiết để đảm bảo đúng tinh thần Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30)”.

Để tăng cường thu hút các dự án FDI công nghệ cao, Việt Nam cần hoàn

thiện các văn bản pháp luật theo hướng tăng cường và quy định rõ các ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao. Các văn bản pháp luật trong nước cần xác định rõ các lĩnh vực công nghệ cao cần ưu tiên thu hút đầu tư. Luật Công nghệ cao là văn bản pháp luật cao nhất về lĩnh vực công nghệ cao,

16 Theo ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế vĩ mô, thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).

nhưng danh mục các công nghệ cao được khuyến khích đầu tư gồm 4 lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Vật liệu mới và Công nghệ Tự động hóa được nhiều chuyên gia đánh giá là vừa thừa lại vừa thiếu trong bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới hiện nay, bởi vậy các lĩnh vực công nghệ cao trong Luật Công nghệ cao 2008 cần được bổ sung và sửa đổi trong tương lai. Bên cạnh đó, các ưu đãi của Việt Nam nhằm cho các dự án FDI công nghệ cao cũng được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là còn quá hạn hẹp, chưa có những ưu đãi riêng dành các dự án FDI công nghệ cao, mà chỉ có các ưu đãi cho hoạt động đầu tư nói chung vào lĩnh vực công nghệ cao. Các ưu đãi cho hoạt động R&D cũng hết sức chung chung và cũng chưa có cơ chế khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài hợp tác R&D với các doanh nghiệp trong nước. Bởi vậy, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc mở rộng các lĩnh vực mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng đầu tư vào các ngành chế tạo bậc cao, công nghệ cao mới, dịch vụ hiện đại, năng lượng mới và bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng; đồng thời đưa ra những văn bản dưới luật để tăng cường các ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 89)