Những khuôn khổ pháp lý về thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 49)

cao của Việt Nam

2.1.1.1. Giai đoạn trước năm 2005

a. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (có hiệu lực ngày 23 tháng 11 năm 1996, được thay thế bằngLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 và hết hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006)

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 thể hiện rõ chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam. Điều 3 của Luật quy định các lĩnh vực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (Điều 3.1c). Điều 39 của Luật quy định các biện pháp ưu đãi đối với những lĩnh vực được khuyến khích đầu tư (gồm cả đầu tư vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao), theo đó lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư quy định tại Điều 3 của Luật này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện dự án có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư, thì được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 4 năm, kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 4 năm tiếp theo. Đối với những trường hợp đặc biệt khuyến khích đầu tư, thời gian miễn thuế lợi tức tối đa là 8 năm. Điều 42 của Luật cũng quy định biện pháp khuyến khích tái đầu tư vào các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư (gồm cả đầu tư vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao), theo đó trường hợp tái đầu tư vào các dự án khuyến khích đầu tư sẽ được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ thuế lợi tức đã nộp cho số lợi nhuận tái đầu tư. Chính phủ quy định tỷ lệ hoàn thuế tuỳ thuộc vào lĩnh vực, địa bàn, hình thức và thời hạn tái đầu tư.

b. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 1/4/2004 và hết hiệu lực vào ngày 1/1/2009).

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003, chương 4 quy định về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó Điều 17 quy định miễn thuế, giảm thuế

cho các dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề được khuyến khích đầu tư (gồm cả đầu tư vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao theo Luật Đầu tư nước ngoài 1996), theo đó các dự án này được áp dụng thuế suất 20% và được miễn thuế tối đa là bốn năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là chín năm tiếp theo. Điều 18 cũng quy định miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất. Theo đó, cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là bảy năm tiếp theo.

c. Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu công nghệ cao (Có hiệu lực từ ngày 01/05/2004 và hiện vẫn còn hiệu lực)

Quyết định này quy định một số chính sách khuyến khích đối với các dự án đầu tư tại các Khu công nghệ cao theo quy định tại Điều 5 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ. Đối tượng là (1) Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao và (2) Cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao. Các biện pháp khuyến khích bao gồm các ưu đãi về thuế, sử dụng đất, vốn, tín dụng và bảo lãnh, xuất nhập cảnh, cư trú và các quy định khác được quy định cụ thể từ điều 3 đến điều 7 của Quyết định.

2.1.1.1. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Năm 2005 là năm Việt Nam chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên nhiều luật mới được ra đời hoặc sửa đổi, bổ sung vào năm này nhằm phù hợp với các quy định của WTO, trong đó có các luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao như Luật Đầu tư 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2006, nhiều văn bản luật khác cũng

tiếp tục được bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế và cam kết trong WTO.

a. Luật Đầu tư 2005 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và hiện vẫn còn hiệu lực) lực)

Luật Đầu tư 2005 là văn bản pháp lý cao nhất về hoạt động đầu tư kinh doanh của Việt Nam hiện nay, trong đó quy định các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Chính sách khuyến khích FDI vào lĩnh vực công nghệ cao được thể hiện qua chương V của Luật Đầu tư 2005 liên quan đến lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Trước hết, công nghệ cao nằm trong danh mục những lĩnh vực được ưu đãi đầu tư theo quy định tại điều 27 của Luật (Điều 27 (Lĩnh vực ưu đãi đầu tư) bao gồm Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo (27.1) và Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao (27.3)). Những lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo Điều 27 của Luật sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư, theo quy định tại điều 32 của Luật về Đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư, bao gồm các ưu đãi về thuế, chuyển lỗ, khấu hao tài sản cố định và ưu đãi về sử dụng đất (Điều 33- 36). Các hoạt động chuyển giao công nghệ (gồm cả chuyển giao công nghệ thông qua FDI) cũng được Nhà nước hỗ trợ thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (Điều 40.1). Nhà nước khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên (Điều 40.2).

b. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 và hiện vẫn còn hiệu lực)

luật SHTT của Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và hiệu quả; các quy định về SHTT nằm rải rác, tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm dưới luật với hiệu lực thực thi thấp, và tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn. Để đảm bảo sự hài hoà của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế nói chung và đặc biệt là các quy định của WTO nói riêng, Chính phủ Việt Nam đã thực thi nhiều sửa đổi, cải cách nhằm đáp ứng “tính đầy đủ” của hệ thống pháp luật Việt Nam theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế quan trọng khác về SHTT. Năm 2005, Chính phủ đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ để điều chỉnh tất cả các khía cạnh của quyền SHTT. Cùng với Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã tạo thành một hệ thống các quy định hoàn chỉnh và thống nhất về quyền sở hữu trí tuệ thay thế cho các quy định truớc đây. Bên cạnh việc ban hành và triển khai thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ, nhiều Quyết định và Nghị định về quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, giống cây trồng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được ban hành.

c. Luật Công nghệ cao 2008 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 và hiện vẫn còn hiệu lực)

Luật Công nghệ cao 2008 của Việt Nam quy định về hoạt động công nghệ cao, chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao. Chính sách khuyến khích thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao thông qua Luật Công nghệ cao 2008 được thể hiện trước hết qua Điều 4 của Luật về Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao, trong đó Điều 4.1 quy định Huy động các nguồn lực đầu tư, áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động công nghệ cao nhằm phát huy vai trò chủ đạo của công nghệ cao trong phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.6 Các ưu đãi cụ thể hơn đối với các hoạt động nêu trên được thể hiện qua các Điều 12 (Biện pháp thúc đẩy nghiên cứu và

6 Gồm hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao.

phát triển công nghệ cao), Điều 13 (Khuyến khích chuyển giao công nghệ cao) và Điều 17 (Sản xuất sản phẩm công nghệ cao) của Luật. Ngoài ra, Luật còn quy định các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động đầu tư công nghệ cao thông qua đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao và thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công nghệ cao thông qua Điều 27 (Đào tạo nhân lực công nghệ cao), Điều 31 (Khu công nghệ cao) và Điều 33 (Biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao).

d. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 và hiện vẫn còn hiệu lực)

Điều 13.1 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định ưu đãi về thuế suất, theo đó một số đối tượng, trong đó có các doanh nghiệp mới thành lập tại khu công nghệ cao và doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được áp dụng mức thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm. Điều 14.1 về thời gian miễn giảm thuế đối với các đối tượng kể trên quy định thời gian được miễn thuế tối đa là không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.

2.1.2. Các công cụ và biện pháp khuyến khích thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao

2.1.2.1. Các biện pháp thuế

Các biện pháp ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao được quy định trong Luật Đầu tư 2005 (Điều 33) như sau: (1) Nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 của Luật này được hưởng thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; (2) Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp; (3) Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; và (4) Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ

đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế. Mức ưu đãi cụ thể có thể tham khảo ở Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 nêu trên.

Còn trong Luật Công nghệ cao 2008 (Điều 10), tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này (trong đó gồm cả Sử dụng kết quả nghiên cứu về công nghệ cao để đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm) được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao theo quy định tại Điều 1, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 53/2004/QĐ-TTG ngày 05 tháng 4 năm 2004 về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư), và Cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao theo quy định tại Điều 1 của Quyết định này được hưởng ưu đãi thuế theo quy định trong Điều 3 của Quyết định này, bao gồm (1) Thuế thu nhập doanh nghiệp: Nhà đầu tư được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; và (2) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Cá nhân là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại khoản 2, Điều 2 Quyết định này được miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để bằng mức thuế phải nộp áp dụng với người nước ngoài có cùng mức thu nhập.

2.1.2.2. Các biện pháp phi thuế

Các biện pháp phi thuế được sử dụng để khuyến khích thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao bao gồm ưu đãi về sử dụng đất, hỗ trợ về vốn tín dụng và bảo lãnh, xuất nhập cảnh và cư trú, chuyển lỗ, khấu hao tài sản cố định, các biện pháp

khuyến khích R&D và chuyển giao công nghệ.

Ưu đãi về sử dụng đất

Luật Đầu tư 2005 (Điều 36, mục 2) quy định Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư (trong đó có các lĩnh vực công nghệ cao) được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.

Luật công nghệ cao 2008 (Điều 10) quy định tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai (bên cạnh các ưu đãi về thuế).

Nhà đầu tư được quy định trong Điều 1, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 53/2004/QĐ-TTG ngày 05 tháng 4 năm 2004 về một số chính sách khuyến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w