Định hướng về thu hút FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 86)

3.1. Định hướng về thu hút FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Namcủa Việt Nam của Việt Nam

Trong định hướng xúc tiến đầu tư, Bộ Kế hoạch- Đầu tư nhận định, Hoa Kỳ là nơi hội tụ của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), có thế mạnh về tài chính và công nghệ hiện đại, mạng lưới thị trường quốc tế và kỹ năng quản trị kinh doanh tốt. Các lợi thế nêu trên khi được kết hợp với các lợi thế của Việt Nam sẽ mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho cả các bên. Việt Nam chủ trương hướng mạnh vào việc tiếp cận và thu hút đầu tư từ các TNCs của Mỹ theo cả hai hướng: thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, Việt Nam mong muốn các tập đoàn lớn cũng như các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam.15

Do các nhà đầu tư của Hoa Kỳ có tiềm lực vốn và công nghệ rất lớn, nên chỉ cần thu hút được một vài nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao cũng có thể tạo ra những cải thiện rất lớn về cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Bởi vậy Việt Nam cần hướng đến các nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ để tạo ra đột phá trong việc thu hút FDI, từ đó cải thiện đáng kể cơ cấu kinh tế và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ không chuyển giao ngay lập tức toàn bộ công nghệ sản xuất, mà phải dần dần và có lộ trình và tùy thuộc vào năng lực tiếp nhận của Việt Nam. Trước tiên họ sẽ chuyển giao những công nghệ sản xuất, lắp ráp sản phẩm, tiếp đó mới đến các công đoạn phức tạp hơn như nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Bởi vậy, Việt Nam cần nhanh chóng đáp ứng các yêu

15http://tamnhin.net/xuc-tien-thuong-mai/6658/Dau-tu-My-vao-Viet-Nam-huong-den-thi-truong-toan- cau.html

cầu của nhà đầu tư Hoa Kỳ nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận các công đoạn sản xuất phức tạp hơn như tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp phụ trợ, v.v.. Do trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam còn yếu kém, không đáp ứng yêu cầu của các hoạt động công nghệ cao nên khi thu hút FDI của Hoa Kỳ vào các lĩnh vực công nghệ cao, Việt Nam cần khuyến khích các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực.

Hiện nay công nghệ của Hoa Kỳ chuyển giao vào Việt Nam qua FDI chưa phải là những công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến mà chủ yếu là những công nghệ trung bình hoặc trung bình cao. Một mặt, Việt Nam vẫn cần những công nghệ này để phục vụ các ngành sản xuất kinh tế và xuất khẩu, nhưng mặt khác Việt Nam cần hướng đến thu hút những công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại để tạo ra các ngành mũi nhọn có tiềm lực lớn và tạo ra giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế.

Về lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, Việt Nam cần tập trung thu hút FDI Hoa Kỳ vào những lĩnh vực công nghệ cao mà Chính phủ đang có chủ trương tập trung phát triển để gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Trong tầm nhìn chiến lược mà Khu công nghệ cao Hòa Lạc – khu công nghệ cao của Việt Nam – đưa ra, những lĩnh vực công nghệ cao được chú trọng phát triển bao gồm:

- Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm;

- Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế;

- Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang điện tử và tự động hoá;

- Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano;

- Công nghệ thân môi trường, công nghệ năng lượng mới;

- Một số công nghệ quan trọng khác.

Việc thu hút FDI công nghệ cao của Hoa Kỳ không chỉ hướng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh mà cần hướng đến các dự án đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển (R&D) và giáo dục đào tạo nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao và làm chủ được công nghệ cao, từ đó thúc đẩy năng lực công nghệ

của đất nước và, rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước và khu vực khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 86)