Thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 61)

nước, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam ngày càng tăng lên và có sự nhảy vọt sau một số điểm mốc quan trọng là sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, sau khi hai nước ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ (BTA) năm 2011 và sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Tuy nhiên, vốn FDI mà Việt Nam thu hút được từ Hoa Kỳ chỉ chiếm một phần nhỏ,

chưa đầy 1% FDI của Hoa Kỳ vào khu vực Đông Nam Á10. Vốn FDI của Hoa Kỳ

vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam còn hạn chế so với tiềm năng công nghệ của Hoa Kỳ, và hiệu quả của các dự án FDI Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề cần xem xét.

2.2.1.1. Về quy mô vốn và số dự án đầu tư

Hoa Kỳ là một trong những đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện nay. Tính đến hết năm 2009, Hoa Kỳ đứng thứ 6 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 589 dự án và 15,4 tỷ USD. Tính đến 20/12/2010 Hoa Kỳ đứng thứ 7/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với 556 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 13,075 tỷ USD.

Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2009 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu

STT Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) 1 Hàn Quốc 2560 26880,4 2 Đài Loan 2260 22618,8 3 Malaixia 395 17202,3 4 Nhật Bản 1247 17149,6 5 Xin-ga-po 870 16345,7 6 Hoa Kỳ 589 15403,1

7 Quần đảo Vigin thuộc Anh 495 15261,4

8 Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 740 8540

9 Quần đảo Caymen 44 6758,4

10 Thái Lan 284 6198,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Tuy nhiên, nhiều dự án của Hoa Kỳ được đầu tư qua nước thứ ba như Hồng Công và Xingapo. Bởi vậy, đầu tư có xuất xứ từ Hoa Kỳ có thể lớn hơn nhiều so

với con số thống kê thực tế. Theo một điều tra của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư có xuất xứ từ Hoa Kỳ năm 2004 là 2,6 tỷ USD, lớn gấp 3 lần so với con số thống kê chính thức là 730 triệu USD trong năm này, điều đó thể hiện một lượng lớn vốn đầu tư của Hoa Kỳ được đầu tư qua các công ty con ở nước thứ ba.

Vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng mạnh trong 10 năm trở lại đây. Năm 2002, một năm sau khi hai nước ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hoa Kỳ, vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng vọt lên 189,977 triệu USD từ 59,799 triệu USD năm 2001. Việc Việt Nam chuẩn bị được kết nạp thành thành viên chính thức của WTO vào cuối năm 2006 cũng khiến cho dòng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam bùng nổ trong năm 2006 lên mức 4,778 tỷ USD so với 260,329 triệu USD năm 2005. Từ năm 2007 đến nay, vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam tiếp tục xu hướng tăng mạnh với quy mô vốn trung bình hàng năm là 1,758 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2007-2010 (Bảng 2).

Bảng 2.2: Vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ năm 2000-2010

Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

2000 12 25,485 2001 22 59,799 2002 33 189,977 2003 22 61,583 2004 27 84,755 2005 50 260,329 2006 54 4.778,922 2007 68 436,094 2008 88 2.750,015 2009 66 1.867,970 2010 65 1.976,152

Nguồn: Tổng hợp của tác giả theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài.

Quy mô trung bình của mỗi dự án đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam là 22,958 triệu USD, tính đến ngày 30/5/2011, với 577 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư là 13,2467 tỷ USD. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về quy mô dự án giữa các chuyên ngành khác nhau. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống và kinh doanh bất động sản có quy mô dự án lớn nhất, với quy mô trung bình khoảng 400 triệu USD/1 dự

án. Trong khi đó cũng có những ngành quy mô dự án trung bình chỉ từ 1-2 triệu USD/1 dự án như thông tin và truyền thông, bán buôn bán lẻ, y tế, giáo dục và đào tạo, v.v.. (xem Bảng 3).

2.2.1.2. Về cơ cấu đầu tư

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và kinh doanh bất động sản. Riêng hai ngành này đã chiếm tới 72,95% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính đến ngày 30/5/2011. Mặc dù lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ có 14 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đã lên tới 5,945 tỷ USD, tương tự trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản chỉ có 11 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đã lên tới 3,719 tỷ USD. Tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo với 289 dự án và tổng vốn đầu tư 1,696 tỷ USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam; lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa với 8 dự án với tổng vốn đầu tư 850 triệu USD, chiếm 6,4% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ có 13 dự án với tổng vốn đầu tư 127 triệu USD, chiếm 0,96% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Các lĩnh vực khác có thể theo dõi trong bảng dưới đây (Bảng 2.3).

Như vậy, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phi sản xuất. Những lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao như thông tin và truyền thông; công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí, nước, điều hòa; khai khoáng; xây dựng; nông lâm nghiệp và thủy sản; y tế và trợ giúp xã hội; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Bảng 2.3: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo chuyên ngành, tính đến 30/5/2011.

TT Chuyên ngành Số dự án

Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

Quy mô vốn trên mỗi dự án (triệu

USD)

2 KD bất động sản 11 3.719 338,13

3 CN chế biến,chế tạo 289 1.696 5,87

4 SX,pp điện,khí,nước,đ,hòa 8 850 106,21

5 Vận tải kho bãi 13 193 14,82

6 Xây dựng 9 191 21,17

7 Tài chính, ngân hàng,bảo hiểm 9 168 18,69

8 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 13 127 9,76

9 HĐ chuyên môn, KHCN 58 94 1,61 10 Thông tin và truyền thông 92 72 0,78

11 Khai khoáng 4 61 15,35

12 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 24 48 1,99 13 Hành chính và dvụ hỗ trợ 9 44 4,91 14 Y tế và trợ giúp XH 10 19 1,89 15 Nghệ thuật và giải trí 4 12 2,98 16 Giáo dục và đào tạo 6 8 1,26 17 Dịch vụ khác 4 2 0,54

Tổng cộng 577 13.247 22,96

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT và tính toán của tác giả. 2.2.1.3. Về hình thức đầu tư

Đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, với 459 dự án và tổng vốn đầu tư 10,487 tỷ USD, chiếm 79% tổng vốn FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam. Tiếp đến là hình thức liên doanh với 93 dự án và tổng vốn đầu tư 2,562 tỷ USD, chiếm 19,35% tổng vốn FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam. Hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm lần lượt 0,9% và 0,59% tổng vốn FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 30/5/2011)

TT Hình thức đầu tư Số dự án

Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 459 10.487,213 2.326,800 2 Liên doanh 93 2.562,898 764,056 3 Công ty cổ phần 13 119,083 34,917 4 Hợp đồng hợp tác KD 12 77,536 76,155 Tổng cộng 577 13.246,7292 3.201,928

Đầu tư của Hoa Kỳ dưới hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đa số chứng tỏ tiềm lực tài chính lớn của các công ty Hoa Kỳ, lòng tin của các nhà đầu tư Hoa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w