0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Thực trạng các văn bản pháp luật và chính sách thu hút FDI vào lĩnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 48 -48 )

2.1. Thực trạng các văn bản pháp luật và chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam vực công nghệ cao của Việt Nam

vực công nghệ cao của Việt Nam

Chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam được thể hiện ngay từ Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 1996, trong đó dành ưu đãi cho các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Luật này sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và đến năm 2005 được ghép với Luật khuyến khích đầu tư trong nước thành Luật Đầu tư 2005. Tiếp đó là việc thành lập các khu công nghệ cao nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghệ cao, trước tiên là hai khu công nghệ cao Hòa Lạc năm 1998 và khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2002, đồng thời ban hành nhiều văn bản dưới luật quy định về các ưu đãi dành cho các nhà đầu tư trong các khu công nghệ cao. Hiện nay, nhiều khu công nghệ cao khác đã bắt đầu được thành lập. Nhà nước cũng đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ tháng 11/2005 nhằm tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các đối tượng sở hữu tài sản trí tuệ, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Một số Luật khác như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Đất đai cũng có những điều khoản ưu đãi dành cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, phù hợp với các quy định đưa ra trong các luật liên quan đến đầu tư vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao như Luật Đầu tư 2005 và Luật Công nghệ cao 2008.

Ngoài các quy định về pháp lý, chính phủ cũng thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao, như tăng cường quan hệ ngoại giao kinh tế với các nước có tiềm lực vốn và công nghệ lớn như Hoa Kỳ, tăng cường xúc tiến đầu tư từ các nước có công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 48 -48 )

×