Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những nước rất thành công trong việc thu hút FDI công nghệ cao. Bên cạnh các dự án FDI sử dụng nguồn nhân công giá rẻ, nhiều dự án FDI ở Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị điện tử và viễn thông, phương tiện giao thông vận tải, công nghiệp hoá chất và dược phẩm của các tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 1997, tỷ lệ sử dụng công nghệ tiên tiến từ TNCs mẹ trong các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc chỉ là 13%, đến năm 2001 đã tăng mạnh lên 41%. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng quy tụ nhiều trung tâm R&D có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhờ xu hướng các tập đoàn đa quốc gia tăng cường đầu tư chiều sâu vào Trung Quốc. Một loạt các công ty đa quốc gia danh tiếng như Microsoft, IBM, Motorola, Siemens, Nortel, General Motors, Philips, Volkswagen và Honda đều đã hoặc đang đầu tư hàng chục triệu USD để xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc (2006), khoảng 750 trung tâm R&D có nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập ở Trung Quốc. Điều tra năm 2010 cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp FDI có bộ phận R&D trên tổng số doanh nghiệp FDI tại Trung Quốc là 11,6%, số dự án R&D của FDI chiếm khoảng 1,6% tổng số dự án R&D. Một số trung tâm R&D của Microsoft, Nokia, Bell-Alcatel và Panasonic còn chủ động tiến hành công trình nghiên cứu và triển khai cơ bản và đã trở thành những trung tâm R&D mang tầm cỡ quốc tế. Ngày nay, Trung Quốc không chỉ là công xưởng của thế giới, nước này đang ngày một vươn lên trở thành một trong những trung tâm khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Trung Quốc đã sử dụng nhiều chính sách nhằm tăng cường thu hút vốn FDI công nghệ cao nói chung và FDI công nghệ cao của Hoa Kỳ nói riêng vào trong nước, và các chính sách, biện pháp này có thể chia ra làm 2 giai đoạn như sau:
Bước vào giai đoạn cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc hơn lúc nào hết cần nhanh chóng thu hút và tiếp cận được với công nghệ kỹ thuật tiên tiến của thế giới để phát triển và hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20, thu hút FDI công nghệ cao đã trở thành nhu cầu bức thiết của nền kinh tế này và được thống nhất trong một chủ trương chung, đó là “đổi thị trường lấy công nghệ”. Chủ trương này được vận dụng trên cơ sở tình hình của Trung Quốc có những yếu tố đặc thù sau:
+ Trung Quốc có quy mô và tiềm năng thị trường rộng lớn, đủ sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các TNCs. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới. Đồng thời, cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội Trung Quốc, quá trình đô thị hoá và mức sống ngày một nâng cao ngày càng mở rộng quy mô và nhu cầu của thị trường tiêu thụ ở nước này.
+ Mối liên hệ chặt chẽ của kinh tế Trung Quốc đại lục với một số nền kinh tế đi trước trong khu vực như Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo hỗ trợ cho việc thu hút các nhà đầu tư từ các nền kinh tế này.
+ Nguồn nhân lực ở Trung Quốc có truyền thống hiếu học, có khả năng nắm bắt và phát triển công nghệ tiên tiến nhanh chóng, chi phí nhân lực rẻ. Đồng thời, Trung Quốc là quốc gia có số lượng kiều dân đông đảo nhất thế giới, sự trỗi dậy của nền kinh tế “đất Tổ” là một cực hút nhân lực trong lĩnh vực công nghệ và quản lý mạnh mẽ, hỗ trợ cho việc tìm kiếm và sử dụng nhân lực của nhà đầu tư nước ngoài.
+ Mặc dù vậy, dù quy mô thị trường lớn, nhưng hệ thống pháp luật quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế và khả năng làm hàng nhái hàng giả với số lượng lớn giá thành rẻ mạt khiến đầu tư và chuyển giao sản phẩm và kỹ thuật công nghệ cao vào Trung Quốc trở thành một thách thức to lớn.
Trong giai đoạn tiền WTO (trước 2001), chính sách “đổi thị trường lấy công nghệ” được thực hiện với những nội dung chủ yếu gồm:
thuật, trong đó các doanh nghiệp FDI được hưởng ưu đãi về thuế (tiêu biểu tại một số khu khai phát này, doanh nghiệp FDI chỉ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 15% (so với mức 33% mà các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc phải chịu). Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao sau khi được hưởng mức ưu đãi trên trong thời gian theo quy định, 3 năm tiếp theo tiếp tục được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về yêu cầu đặt ra để được hưởng ưu đãi: chính phủ Trung Quốc và các chính quyền địa phương cũng đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt đối với các dự án FDI nhằm tận dụng tối đa khả năng tiếp cận công nghệ cao từ bên ngoài. Theo đó, để nhận được những ưu đãi kể trên, các dự án FDI công nghệ cao phải thỏa mãn được các yêu cầu như: tỷ lệ nội địa hóa, cân bằng cán cân xuất – nhập, cân bằng ngoại hối, tiêu thụ nội địa, chuyển giao công nghệ, hạn chế trong chuyển tiền và cổ phần cho nhà đầu tư nội địa.
Ví dụ tiêu biểu đối với ngành sản xuất ôtô, “Chính sách ngành công nghiệp ô tô” năm 1994 qui định rõ yêu cầu nội địa hóa sản phẩm và tiến độ của quá trình nội địa hóa sản phẩm đầu tiên là điều kiện để xem xét cho phép phát triển dòng sản phẩm thứ hai. Tỷ lệ nội địa hóa của xe hơi nguyên chiếc cũng phải đạt mức 40% mới được hưởng các ưu đãi về thuế. Chính sách cũng nghiêm cấm việc tổ chức sản xuất dưới dạng SKD hoặc CKD. Ngoài ra, để đảm bảo chỗ đứng của doanh nghiệp trong nước trong các liên doanh và trong ngành công nghiệp ô tô nói chung, chính sách này cũng quy định tỷ lệ góp vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc trong các liên doanh không được thấp hơn 50%, doanh nghiệp nước ngoài không được phép thành lập hoặc tham gia vào liên doanh thứ 2 trong cùng một chủng loại sản phẩm xe.
Để tăng cường thu hút FDI công nghệ cao từ Hoa Kỳ, Trung Quốc đã có những biện pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước. Ngay sau khi chủ trương thực thi đường lối cải cách mở cửa, chính phủ Trung Quốc nhanh chóng tiếp cận và cải thiện quan hệ hợp tác, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ. Tháng 7/1979, 2 nước đã ký kết Hiệp định thương mại Trung – Mỹ với thời
hạn 3 năm, theo đó dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc kể từ tháng 2/1980. Tháng 11/1999, hai bên đã kí kết hiệp định song phương về việc Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc vượt qua trở ngại lớn nhất trên con đường trở thành thành viên chính thức của WTO. Năm 2000, Trung Quốc chính thức đạt được tư cách đối tác quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Mỹ, chấm dứt việc Mỹ căn cứ vào điều khoản có liên quan trong "Luật Thương mại năm 1974" để tiến hành xem xét hàng năm về việc dành cho Trung Quốc chế độ "Ưu đãi tối huệ quốc". Cùng với sự cải thiện và phát triển không ngừng của quan hệ hai nước, kim ngạch thương mại hai chiều mở rộng nhanh chóng theo cấp số nhân, từ 2,45 tỷ USD năm 1979 đã lên tới 61,5 tỷ USD năm 1999. Mỹ liên tục nằm trong danh sách 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Trung Quốc. Ở khu vực châu Á, Trung Quốc cũng là một trong những nước tiếp nhận vốn FDI lớn nhất từ Mỹ, và đứng thứ 6 trong số các nước châu Á tiếp nhận đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1976-20035
1.4.1.2 Giai đoạn sau khi gia nhập WTO (2001) đến nay
Sau khi gia nhập WTO, khả năng áp dụng các chính sách ưu đãi đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài của Trung Quốc bị thu hẹp trong phạm vi khuôn khổ các cam kết và quy định của WTO, đặt ra nhu cầu chuyển hướng và thay đổi chính sách thu hút FDI nói chung và FDI vào lĩnh vực công nghệ cao nói riêng. Theo đó, chính sách thu hút FDI và hướng FDI vào các ngành công nghệ cao phải thay đổi cho thích ứng với các quy định của WTO. Những chính sách hữu hiệu và có tính ràng buộc cao nhằm đặt mục tiêu “đổi thị trường lấy công nghệ” bị loại bỏ, tiêu biểu như yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, tỷ lệ xuất khẩu, cân bằng ngoại hối hay kế hoạch sản xuất v..v…
Chính sách thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao từ đó chuyển hướng sang việc không ngừng mở rộng và phối hợp giữa danh mục các ngành công nghệ cao được ưu tiên và danh mục các sản phẩm công nghệ cao mới khuyến khích đầu tư nước ngoài. Năm 2010, “Một số ý kiến của Quốc vụ viện về việc tiếp tục làm tốt công tác tận dụng vốn FDI” tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu “ưu hoá cơ cấu FDI”. Một số chính sách thu hút FDI công nghệ cao đáng lưu ý gồm:
- Căn cứ trên nhu cầu phát triển của kinh tế Trung Quốc kết hợp với yêu cầu quy hoạch điều chỉnh và chấn hưng ngành, sửa đổi “Danh mục chỉ đạo các ngành nghề đầu tư nước ngoài”, mở rộng các lĩnh vực mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng đầu tư vào các ngành chế tạo bậc cao, công nghệ cao mới, dịch vụ hiện đại, năng lượng mới và bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng. Hạn chế nghiêm những dự án “hai cao một tốn” (tức là: tiêu hao năng lượng cao, ô nhiễm cao, tiêu tốn tài nguyên), trình độ thấp, mở rộng năng lực sản xuất đã dư thừa.
- Thực thi chính sách trong quy hoạch điều chỉnh và chấn hưng ngành quốc gia cũng phải thích ứng với những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phù hợp điều kiện.
- Ưu tiên cấp đất cho các dự án FDI được nhà nước khuyến khích có nhu
cầu hạ tầng lớn, trong quá trình xác định giá cho thuê đất tối thiểu có thể áp dụng quy định không thấp hơn 70% so với “tiêu chuẩn giá tối thiểu cho thuê đất công nghiệp toàn quốc” áp dụng cho các loại hình đất khác nhau tại địa phương.
- Khuyến khích tăng cường hợp tác R&D giữa doanh nghiệp Trung Quốc
với doanh nghiệp nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp FDI phù hợp điều kiện phối hợp với các doanh nghiệp trong nước, tổ chức nghiên cứu đăng ký các dự án phát triển khoa học công nghệ, xây dựng năng lực sáng tạo, v.v.., đăng ký cấp phép thiết lập trung tâm công nghệ cấp quốc gia.
- Khuyến khích các TNCs thiết lập trụ sở khu vực, và các tổ chức mang
tính chức năng như trung tâm R&D, trung tâm thu mua, trung tâm quản lý tài chính, trung tâm kế toán và trung tâm hạch toán chi phí và lợi nhuận tại Trung Quốc. Trước ngày 31/12/2010, miễn thu thuế nhập khẩu, thuế VAT nhập khẩu và thuế tiêu thụ đối với các vật dụng phát triển khoa học kỹ thuật mà các trung tâm R&D đầu tư từ nước ngoài phù hợp điều kiện có nhu cầu nhập khẩu.
- Thực thi và hoàn thiện chính sách khuyến khích, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành thuê ngoài dịch vụ (service outsoursing), thu hút công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế trong
thuê ngoài dịch vụ của Trung Quốc.
Trung Quốc đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh chích sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và thành lập các tổ chức nghiên cứu công nghệ. “Thông tư của Bộ Hợp tác kinh tế thương mại đối ngoại về các vấn đề nhà đầu tư nước ngoài thiết lập trung tâm R&D” quy định cụ thể về việc đáp ứng một số điều kiện thành lập trung tâm R&D của nhà đầu tư nước ngoài:
Một là, có lĩnh vực R&D rõ ràng và dự án R&D cụ thể, có các công cụ thiết bị cần thiết cho nhà xưởng và nghiên cứu khoa học cố định và các điều kiện nghiên cứu khoa học khác, vốn đầu tư cho cơ sở R&D không được thấp hơn 2 triệu USD.
Hai là, trung tâm R&D phải thiết lập đội ngũ nhân viên R&D và nhân viên quản lý chuyên trách, trong đó tỷ lệ nhân viên trực tiếp tham gia hoạt động R&D có trình độ học vấn từ đại học trở lên không được thấp hơn 80% tổng số nhân viên của toàn trung tâm.
Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện trên, các trung tâm và nhà đầu tư nước ngoài này sẽ được hưởng một số ưu đãi gồm: (i) Miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT nhập khẩu đối với các thiết bị và kỹ thuật, linh phụ kiện đồng bộ (không bao gồm các hàng hoá trong “Danh mục hàng hoá nhập khẩu trong các dự án đầu tư nước ngoài không được miễn thuế”, thuyền, máy bay, ô tô đặc chủng, máy móc thi công) trong tổng giá trị đầu tư, được nhập khẩu để sử dụng trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm của trung tâm R&D, không tiến hành hoạt động sản xuất có quy mô; (ii) Sử dụng vốn tự có để cải tiến kỹ thuật thì những thiết bị và kỹ thuật, linh phụ kiện đồng bộ nêu trên nhập nhẩu trong phạm vi kinh doanh đã được phê duyệt sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT nhập khẩu; (iii) Doanh thu từ chuyển nhượng công nghệ tự nghiên cứu phát triển được được miễn thuế doanh nghiệp; (iv) Chi phí nghiên cứu phát triển công nghệ năm sau cao hơn năm trước từ 10% trở lên, sau khi được cơ quan thuế xác nhận, có thể được trừ thuế thu nhập với khoản tương đương 50% tổng chi phí phát sinh thực tế của hoạt động R&D của năm đó.
Trong giai đoạn này, Trung Quốc cũng tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ. Năm 2006, hai nước chính thức khởi động cơ chế đối thoại kinh tế và chiến lược Trung – Mỹ, mục tiêu là nhằm xây dựng niềm tin và tôn trọng lẫn nhau đồng thời giảm thiểu các nguy cơ hiểu lầm giữa hai nước.