- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của bài học: Sự phân loại của PPGD
1. Đối với nhà trường và các cấp quản lý
Quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Nó mang tính khoa học với các hoạt động quản lý có tổ
chức, có định hướng, dựa trên những quy luật, đồng thời nó mang tính nghệ thuật và nó cần được vận dụng một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, đối tượng cụ thể trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác nhau. Theo tôi, để PPDH nêu và GQVĐ được áp dụng rộng rãi, có hiệu quả trong nhà trường thì các cấp quản lý cần nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Thường xuyên tổ chức cho các giáo viên thiết kế và thực hiện những giờ dạy bằng phương pháp dạy học nêu và GQVĐ để các giáo viên khác dự giờ, rút kinh nghiệm.
-Tổ chức những sinh hoạt chuyên đề về dạy học nêu vấn đề, sưu tầm các tài liệu bàn về dạy học nêu vấn đề để phổ biến trong giáo viên.
- Nhà trường cần trang bị đủ giáo trình, đảm bảo số lượng tài liệu tham khảo phong phú nhằm thoả mãn nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH nói chung và kế hoạch vận dụng PPDH nêu và GQVĐ nói riêng.
- Kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm và mở rộng ứng dụng PPDHTC.
- Cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV đạt trình độ cơ bản giúp họ nắm vững cơ sở lý luận, thực tiễn về các PPDH cũng như việc sử dụng và kết hợp chúng với nhau trong QTDH. Tạo điều kiện, động viên GV tích cực đổi mới PPDH. Giúp GV thấy được sự cần thiết phải vận dụng PPDHTC vào trong QTDH một cách tự nguyện, tự giác, thường xuyên.
- Số SV trong mỗi lớp phải vừa đủ, không nên quá đông đặc biệt tránh tình trạng học gộp lớp. Trong điều kiện quy mô lớp học quá lớn thì sẽ rất khó để áp dụng được PPDH nêu và GQVĐ. Quy mô thích hợp nhất sẽ là một lớp học có 30 - 45 SV thì PPDH này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
2. Đối với giáo viên
- Mỗi giáo viên cần đầu tư xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề trong từng chương, từng học phần và trao đổi trong tổ chuyên môn.
- Có thể nói, mọi thay đổi trước hết được bắt nguồn, khởi xướng từ người giáo viên, bởi chính họ, trong quá trình giảng dạy của mình mới thấy hết được những yêu cầu, những thuận lợi hay khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Và người có nhiệm vụ thực hiện những thay đổi đó trước hết cũng là giáo viên. Giáo viên phải ý
thức được hết tính cần thiết của việc áp dụng PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học môn Giáo dục học.
- Muốn áp dụng tốt PPDH nêu và GQVĐ, giáo viên phải nắm vững bản chất và cách thức tiến hành PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học. PPDH nêu và GQVĐ có nhiều ưu điểm nổi bật như đã nói ở phần cơ sở lý luận, tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc không áp dụng khéo léo, đúng cách thì dễ làm mất thời gian và hiệu quả cũng không cao, dễ làm phá vỡ cấu trúc lý thuyết của bài học.
- Giáo viên phải rèn luyện sự nhạy cảm nghề nghiệp và thói quen thường xuyên sưu tầm, quan sát, ghi chép những tình huống có thực do tự trải nghiệm, do được nghe kể, hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng,...
- Trên cơ sở những tình huống sưu tầm, biên soạn được, tiến hành xây dựng ngân hàng các tình huống dạy học. Các tình huống dạy học không chỉ đơn giản được trình bày dưới dạng viết mà còn cần được bổ sung bằng các tình huống sống động dưới dạng hình ảnh, đoạn phim tư liệu nhằm tạo thêm sự sinh động, hấp dẫn nhằm cuốn hút sự chú ý của người học.
- Trong quá trình lên lớp, giáo viên phải biết khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên tham gia tranh luận, biết cách đưa ra luận điểm và bảo vệ ý kiến, dám và biết cách tư duy phản biện, phê phán trong quá trình học và tự học,....
3. Đối với sinh viên
- Phải thay đổi quan niệm về bản chất quá trình học ở đại học, từ đó có thái độ đúng đắn với các yêu cầu học tập ở đại học.
- Trong quá trình học tập, với sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên phải tích cực rèn luyện những kĩ năng cơ bản, ví dụ như: kĩ năng đọc sách, kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập luận, bảo vệ ý kiến cá nhân, kĩ năng hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực tư duy phê phán, phản biện....