Kết quả họp tọa đàm chuyên môn sau môn học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65 - 67)

- Khó khăn khi vận dụng PPDH nêu và GQVĐ: Những khó khăn nào mà GV gặp phải trong quá trình dạy học có vận dụng PPDH nêu và GQVĐ Kết quả

2.3.2.7.Kết quả họp tọa đàm chuyên môn sau môn học

Mỗi năm học, Khoa GDTC tổ chức tọa đàm chuyên môn mỗi môn học mà Khoa phụ trách 1 lần nhằm rút ra những ưu điểm và khuyết điểm trong công tác giảng dạy, qua đó tìm ra biện pháp để khắc phục những sai lầm mắc phải trong quá trình giảng dạy. Vấn đề tọa đàm đặt ra: Thực trạng học tập môn GDHĐC của SV, biện pháp nào nâng cao chất lượng học tập môn GDHĐC cho SV?

Sau khi xử lý thông tin và số liệu, chúng tôi nhận thấy một số GV nhận xét đa số SV có động cơ học tập, có tinh thần học tập tích cực. Trong khi đó, cũng có GV

nhận xét SV chưa có kỹ năng học tập, học tập còn thụ động, lên lớp ít phát biểu, ít tham gia đóng góp cho bài học, kỹ năng thực hành, vận dụng còn hạn chế, học tập còn qua loa, đối phó chưa đi sâu vào việc tìm tòi và nghiên cứu. Nhìn chung, đa số GV qua các cuộc tọa đàm chuyên môn cho rằng chất lượng học tập môn GDHĐC của SV vẫn còn thấp và đa số GV cũng đề xuất một vài biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và học tập của SV như sau:

- Đối với nhà trường: đảm bảo mỗi lớp học từ 30 – 50 SV với các trang thiết bị dạy học phù hợp với môn GDHĐC.

- Đối với giảng viên: luôn luôn trau dồi kỹ năng sư phạm, mạnh dạn ứng dụng các PPDH hiện đại phù hợp vào trong quá trình giảng dạy, khi ứng dụng cần minh chứng tính hiệu quả của PPDH đã sử dụng; GV nên gần gũi, thân thiện để hiểu SV hơn; cần hiểu rõ năng lực của SV để đưa ra các yêu cầu phù hợp nhằm gia tăng áp lực học tập vừa phải cho SV; yêu cầu chuẩn bị bài học ở nhà trước khi lên lớp và kiểm tra sự chuẩn bị đó; các bài tập cho SV thực hiện nên hướng vào thực tế cuộc sống và nghề nghiệp sau này; hướng dẫn, trang bị cho SV phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

Như vậy, kết quả tọa đàm chuyên môn sau môn học cho thấy: Về thực trạng học tập của SV chưa tốt lắm, chất lượng học tập chưa cao, SV chưa chủ động trong giờ học, chưa có phương pháp tự học hợp lý, chưa vận dụng được kiến thức môn học. Về giảng dạy, GV chưa ứng dụng nhiều PPDH hiện đại phù hợp trong quá trình giảng dạy môn GDHĐC, chưa hướng cho SV khả năng tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ.

Nhận xét:

Khi phân tích thực trạng giảng dạy môn GDHĐC tại Trường cho thấy: Kết quả kiểm tra, thi cử của SV phân loại yếu, kém, trung bình chiếm tỷ lệ % ở các khóa học tương đối cao, trong khi đó mức độ nhận thức, tinh thần, thái độ học tập, sự hứng thú, mức độ hài lòng của SV đều thể hiện ở các mức đánh giá có chiều hướng tốt. Đến đây, chúng ta mới thấy tại sao các tiêu chí đánh giá này có chiều hướng tốt mà kết quả học tập chưa tốt lắm? Phải chăng GV chưa ứng dụng các PPDH hiện đại phù hợp vào trong QTDH mà vẫn duy trì sử dụng các PPDH truyền thống? Để làm rõ các vấn đề này, thông qua tổng hợp, phân tích kết quả góp ý, đánh giá giờ giảng

của GV và kết quả tọa đàm góp ý chuyên môn sau môn học cho thấy: Việc ứng dụng các PPDH mới, phù hợp để tăng tính tích cực, tự giác học tập của SV và làm cho SV hứng thú với môn học vẫn còn hạn chế, GV chưa hướng cho SV khả năng tự học. Như vậy, kết quả thăm dò thực trạng học tập môn GDHĐC của SV và giảng dạy của GV nói lên rằng cần ứng dụng PPDH mới, phù hợp với môn GDHĐC và phù hợp với năng lực học tập của SV để nâng cao kết quả học tập của SV ngày càng tốt hơn.

2.4. NGUYÊN NHÂN VỀ HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT Tp.HCM ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT Tp.HCM

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65 - 67)