- Khó khăn khi vận dụng PPDH nêu và GQVĐ: Những khó khăn nào mà GV gặp phải trong quá trình dạy học có vận dụng PPDH nêu và GQVĐ Kết quả
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC TẠ
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM
Theo giới hạn đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng PPDH nêu và GQVĐ vào phần Lý luận giáo dục môn GDHĐC.
3.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHẦN LÝ LUẬN GIÁO DỤC TRONG MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG TRONG MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
3.1.1. Vị trí, vai trò của phần LLGD trong môn GDH đại cương
Lý luận giáo dục là một bộ phận của Giáo dục học. Lý luận giáo dục nghiên cứu bản chất của quá trình giáo dục, thiết kế nội dung, xác định các nguyên tắc, các phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo đúng mục tiêu và yêu cầu giáo dục nhằm hình thành những quan điểm, tư tưởng, tình cảm và phẩm chất nhân cách cho SV. Đây là cơ sở lý luận khoa học của CTGD phẩm chất nhân cách HS trong nhà trường nói chung và công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. Cho nên các trường cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo SV có khả năng làm công tác giáo dục, chuẩn bị chu đáo và toàn diện cho SV - những người thầy giáo tương lai làm công tác giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của trường.
3.1.2. Mục tiêu dạy học phần LLGD
- Kiến thức:
Cung cấp cho SV những tri thức cơ bản về giáo dục phẩm chất nhân cách SV; hình thành bước đầu cho họ những kĩ năng về phương pháp tổ chức giáo dục - khả năng sử dụng các biện pháp, hình thức giáo dục tác động tới SV, khả năng phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để thống nhất tác động giáo dục tới các em trên cơ sở vận dụng từ kiến thức đã học có liên quan nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục HS một cách có định hướng và có kế hoạch.
+ Vận dụng tri thức phần LLGD để xem xét, giải quyết những vấn đề của thực tiễn CTGD học sinh. Vận dụng lí thuyết đã học để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh trong điều kiện nhà trường và địa phương.
+ Tổ chức, quản lí lớp học với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp, là anh, chị phụ trách đội hay cố vấn của đoàn thanh niên.
- Thái độ:
+ Cũng cố thêm lòng yêu nghề, mến trẻ, hình thành ý thức nhiệt tình, tận tụy với công việc - những phẩm chất quý báu của người giáo viên.
+ Thấy được hai chức năng quan trọng của người giáo viên là dạy học và giáo dục, từ đó học tốt học phần LLGD làm cơ sở khoa học cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh khi ra trường.
+ Có thái độ độc lập, tích cực, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ cá nhân và nhóm.
+ Có tinh thần hợp tác trong hoạt động học tập, nghiên cứu và vận dụng kiến thức giáo dục học vào nghề nghiệp trong tuơng lai.
3.1.3. Nội dung dạy học phần LLGD
Nội dung dạy học phần LLGD ở trường ĐHTDTT Tp.HCM hiện nay bao gồm các nội dung: Quá trình giáo dục, Nguyên tắc giáo dục, Nội dung giáo dục và Phương pháp giáo dục. Nội dung cụ thể của từng chương đó là:
- Chương Quá trình giáo dục bao gồm: khái niệm quá trình giáo dục; cấu trúc của quá trình giáo dục; bản chất của quá trình giáo dục; đặc điểm của quá trình giáo dục; quy luật của quá trình giáo dục; động lực của quá trình giáo dục và lôgic của quá trình giáo dục.
- Chương Nguyên tắc giáo dục bao gồm: khái niệm nguyên tắc giáo dục và hệ thống các nguyên tắc giáo dục.
- Chương Phương pháp giáo dục bao gồm: khái niệm phương pháp giáo dục; hệ thống các phương pháp giáo dục và lựa chọn, vận dụng các phương pháp giáo dục.
- Chương Nội dung giáo dục bao gồm: khái niệm nội dung giáo dục; nguyên tắc xây dựng nội dung giáo dục và nội dung giáo dục.
3.2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY PHẦN LÝ LUẬN GIÁO DỤC MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG DẠY PHẦN LÝ LUẬN GIÁO DỤC MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài cũng như nội dung chương trình môn GDHĐC tại Trường ĐH TDTT Tp.HCM, tác giả nhận thấy có nhiều bài học có thể áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề để phát huy được tính tích cực, chủ động của SV giúp sinh viên dần hình thành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm tăng hứng thú học tập cho SV.
Trong giới hạn luận văn này, tác giả xin giới thiệu giáo án bài 2: Cấu trúc của quá trình giáo dục trong chương 6: “Quá trình giáo dục” và bài 2: Phân loại phương pháp giáo dục trong chương 8: “Phương pháp giáo dục”
Giáo án bài 2: Cấu trúc của quá trình giáo dục GIÁO ÁN
CHƯƠNG 6: QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Bài 2: Cấu trúc của quá trình giáo dục Bài 2: Cấu trúc của quá trình giáo dục
Tiết ……Ngày ….. tháng ….. năm 2013
Lớp dạy: Lớp A2 Bóng đá Địa điểm: …….