- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của bài học: Sự phân loại của PPGD
3.3.1.6. Kết quả kiểm nghiệm a Kết quả định tính
a. Kết quả định tính
Ý kiến của sinh viên
Nhằm tìm hiểu về nhận thức vai trò của môn GDHDC, thái độ học tập, hứng thú học tập … của SV sau khi được GV tổ chức dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong giờ học môn GDHĐC. Tác giả đã tiến hành khảo sát 70 SV lớp Bóng chuyền (lớp đối chứng) và 70 SV lớp Bóng đá (lớp thực nghiệm) tại Trường ĐH TDTT Tp.HCM. Dựa vào kết quả thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra sự khác biệt ở các yếu tố này giữa 2 lớp TN và lớp ĐC nhằm đưa ra kết luận lớp nào sẽ có ưu thế hơn sau TN. Kết quả phân tích tổng hợp, được trình bày như sau:
* Nhận thức về vai trò của môn học
Kết quả thăm dò được trình bày ở bảng 3.1, thông qua số liệu ở bảng này cho thấy có 85,71% SV ở lớp TN, 77,14% SV ở lớp ĐC cho rằng môn GDHĐC là môn học thiết thực, cao hơn lớp ĐC là 8.57%. Trong khi đó, có 11.43% SV TN, 15,71% SV ĐC trả lời là môn học phụ, thấp hơn 4,29%, đồng thời cũng có 2,86% SV TN, 7,14% SV ĐC cho rằng môn GDHĐC là môn học không thiết thực, thấp hơn 4,29%. Như vậy, thông qua kết quả phân tích trên chứng tỏ rằng: sau khi học môn GDHĐC được vận dụng thêm PPDH nêu và GQVĐ vào trong quá trình giảng dạy cho thấy lớp TN có nhận thức tích cực và rõ ràng hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học hơn lớp ĐC.
Bảng 3.1: Mức độ nhận thức của sinh viên lớp TN và ĐC về vai trò của môn GDHĐC sau thực nghiệm
STT Mức độ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn GDHĐC
Lớp TN (n = 70) Lớp ĐC(n = 70)
SL TL (%) SL TL (%)
1 Là môn học thiết thực 60 85,71 54 77,14
2 Là môn học phụ 8 11,43 11 15,71
3 Là môn học không thiết thực 2 2,86 5 7,14
Tổng 70 100,00 70 100,00
* Đánh giá thái độ học tập của SV sau giờ học: Kết quả trình bày ở bảng 3.2 Dựa vào số liệu tính toán được trình bày ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy có 17,1% SV ở lớp TN, 11,4% SV ở lớp ĐC trả lời là rất thích, cao hơn lớp ĐC là 5,7%. Trong khi đó, có 55,7% SV TN, 42,9% SV ĐC trả lời là thích, cao hơn 12,9%, đồng thời có 20% SV TN, 24,3% SV ĐC trả lời là bình thường, thấp hơn 4,3% và cũng có 7,1%SV TN, 21,4% SV ĐC là không thích, thấp hơn 14,3%.
Bảng 3.2:Tự đánh giá thái độ học tập môn GDHĐC của sinh viên GDTC lớp TN và ĐC sau thực nghiệm STT Mức độ Lớp TN (n = 70) Lớp ĐC (n = 70) SL TL (%) SL (%)TL 1 Rất thích 12 17,1 8 11,4 2 Thích 39 55,7 30 42,9 3 Bình thường 14 20,0 17 24,3 4 Không thích 5 7,1 15 21,4 Tổng 70,0 100,0 70,0 100,0
Biểu đồ 3.1:Tự đánh giá thái độ học tập môn GDHĐC của sinh viên GDTC lớpTN và lớp ĐC
Như vậy, sau thực nghiệm, số SV ở lớp TN rất thích và thích sau khi học môn GDHĐC khi áp dụng PPDH nêu và GQVĐ nhiều hơn SV ở lớp ĐC. Trong khi đó tổng số SV ở lớp ĐC không thích và có thái độ bình thường đối với môn học
chiếm tỷ lệ cao hơn so với SV ở lớp TN. Điều này cho thấy sau thực nghiệm thái độ học tập của SV lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
* Sự hứng thú của SV: Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3:Sự hứng thú của sinh viên lớp TN và ĐC đối với môn Giáo dục học đại cương khi áp dụng PPDH nêu và GQVĐ
STT Mức độMức độ Lớp TN (n = 70) Lớp ĐC (n = 70) SL TL (%) SL TL (%) 1 Rất hứng thú 14 20,0 5 7,1 2 Hứng thú 36 51,4 16 22,9 3 Bình thường 15 21,4 26 37,1 4 Ít hứng thú 5 7,1 17 24,3 5 Không hứng thú 0 0,0 6 8,6 Tổng 70,0 100,0 70,0 100,0
Thông qua dữ liệu được trình bày ở bảng 3.3 cho thấy có 20% SV ở lớp TN, 7,1% SV ở lớp ĐC trả lời là rất hứng thú, cao hơn lớp ĐC là 12,9%. Trong khi đó, có 51,4% SV lớp TN, 22,9% SV lớp ĐC trả lời là hứng thú, cao hơn 28,6%, đồng thời có 21,4% SV lớp TN, 37,1% SV lớp ĐC trả lời là bình thường, thấp hơn 15,7%, có 7,1% SV lớp TN, 24,3% SV lớp ĐC là ít hứng thú, thấp hơn 17,1% và cũng có 8,6% SV lớp ĐC trả lời là không hứng thú học môn học.
Như vậy: sau TN, số SV ở lớp TN hứng thú và rất hứng thú học môn GDHĐC nhiều hơn SV ở lớp ĐC. Trong khi đó, tổng số SV ở lớp ĐC ít hứng thú, không hứng và bình thường đối với môn học chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với SV ở lớp TN. Điều này cho thấy SV lớp TN hứng thú học tập hơn nhiều so với lớp ĐC.
Bảng 3.4: So sánh mức độ hứng thú của sinh viên các lớp TN, ĐC với SV khóa trước đối với môn GDHĐC
STT Khách thểMức độ LớpTN LớpĐC khóa trướcSV 1 Rất hứng thú (%) 20.0 7.1 5.0 2 Hứng thú (%) 51.4 22.9 13.9 3 Bình thường (%) 21.4 37.1 54.4 4 Ít hứng thú (%) 7.1 24.3 14.4 5 Không hứng thú (%) 0.0 8.6 12.2
Dựa vào số liệu thống kê bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 của SV lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và các khóa trước (K31, K32, K33) cho thấy có 20,0% SV ở lớp TN trả lời là rất hứng thú, cao hơn so với SV khóa trước trả lời chỉ 5,0%. Trong khi đó có 21,4% SV TN trả lời là hứng thú, cao hơn so với SV khóa trước trả lời chỉ 13,9%, đồng thời có SV TN, trả lời là bình thường, thấp hơn so với SV khóa trước trả lời chỉ 54,4%, có 7,1%SV TN, là ít hứng thú, thấp hơn so với SV khóa trước trả lời chỉ 14,4% và có 12,2% SV khóa trước trả lời là không hứng thú học môn học.
Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ hứng thú của sinh viên các lớp TN, ĐC với SV khóa trước đối với môn GDHĐC sau thực nghiệm
Như vậy, sau thực nghiệm, SV ở lớp TN hứng thú học tập môn GDHĐC hơn nhiều so với lớp đối chứng và SV các khóa trước. Điều này cho thấy việc vận dụng PPDH nêu và GQVĐ vào trong quá trình dạy học đã có hiệu quả thiết thực vì tính hứng thú học tập của sinh viên đối với môn học được nâng cao.
* Mức độ hài lòng của SV về môn học
Thăm dò mức hài lòng của SV về môn học là một trong những công việc bắt buộc sau khi thi kết thúc môn học. Mục đích chính là thu thập thông tin phản hồi của SV để tiến hành điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho quá trình dạy học tiếp theo. Ở mỗi lớp học, sau khi kết thúc môn học, Khoa GDTC sẽ phát 60 phiếu thăm dò. Kết quả tổng hợp và tính toán ở lớp TN, lớp ĐC và các khóa 33, 32, 31 được trình bày ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.3 và biểu đồ 3.4.
Biểu đồ 3.3: So sánh mức độ hài lòng của SV các lớp TN, ĐC với SV khóa trước - Đánh giá mức hài lòng của SV theo từng tiêu chí (được ký hiệu từ ND1 đến ND12):
Dựa vào biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ % của 12 tiêu chí của từng lớp TN, ĐC và các khóa 31, 32, 33 đều dao động trong khoảng 66.7% đến 86%. Trong 5 đường biểu diễn diễn biến tỷ lệ % trên biểu đồ cho thấy đường chứa các tỷ lệ % của 12 tiêu chí của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC và các khóa đại học 31, 32, 33, trong đó khóa 33 có xu hướng thấp nhất.
- Đánh giá mức hài lòng của SV theo đánh giá tổng hợp: Dựa biểu đồ 3.4 cho thấy diễn biến tỷ lệ % mức độ hài lòng của SV về môn học GDHĐC ở lớp thực nghiệm cao nhất chiếm 80.42% , cao hơn lớp đối chứng là 6%. SV của các lớp TN và các lớp ĐC đều có tỷ lệ % cao hơn SV khóa 31, khóa 32, và khóa 33. Trong đó, khóa 33 có tỷ lệ % thấp nhất chiếm tỷ lệ 69.72%.
Biểu đồ 3.4: So sánh mức độ hài lòng của sinh viên các lớp TN, ĐC với SV khóa
trước đối với môn GDHĐC theo đánh giá tổng hợp
Như vậy, sau thực nghiệm, số SV được thăm dò ở các lớp thực nghiệm hài lòng về môn học GDHĐC hơn SV ở các lớp đối chứng và các khóa đại học học khác. Điều này chứng tỏ PPDH nêu và giải quyết vấn đề được vận dụng trong quá trình dạy học có hiệu quả, có ý nghĩa đối với việc học tập của sinh viên.
* Những đề nghị của SV: Sau thực nghiệm, ở lớp TN có 58/70 SV được thăm dò (chiếm tỷ lệ 82.85%) đề nghị nên tiếp tục sử dụng PPDH nêu và GQVĐ và các PPDH mới khác vào trong quá trình dạy học môn GDHĐC và các môn học khác; nên
17.15% số SV lớp TN được thăm dò không có kiến nghị gì. Bên cạnh đó, có khoảng 35/70 SV lớp ĐC (chiếm tỷ lệ 50%) nên nghị cần sử dụng PPDH mới vào trong quá trình giảng dạy; có khoảng 30% SV có ý kiến cần chia nhỏ lớp ra vì lớp quá đông; số SV còn lại không có ý kiến đóng góp.
Tóm lại, sau thực nghiệm, khảo sát về nhận thức, thái độ, tính hứng thú đối với SV ở lớp thực nghiệm có ưu thế hơn SV ở lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ việc vận dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề để giảng dạy môn GDHĐC của GV đã có ý nghĩa, có tác dụng đối với việc nâng cao kết quả học tập, thái độ học tập của SV.