KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 97 - 98)

- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của bài học: Sự phân loại của PPGD

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

I. KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn trong việc vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn GDHĐC tại trường ĐH TDTT Tp.HCM, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Trên cơ sở kế thừa thành tựu của một số nhà khoa học, luận văn đã bổ sung, hệ thống hoá lý luận về PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học môn GHDĐC. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy PPDH nêu và GQVĐ có một vị trí, một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc dạy học môn học này, giúp cho SV phát huy được tinh thần tự giác trong học tập, tích cực chủ động lĩnh hội tri thức, kích thích họ tìm tịi khám phá tri thức.

Khi phân tích thực trạng giảng dạy và học tập môn GDHĐC tại Trường ĐH TDTT TP.HCM cho thấy: về nội dung giảng dạy tương đối phù hợp với trình độ nhận thức của SV, PTDH chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của SV, PPDH chủ yếu là PPDH truyền thống, hình thức tổ chức dạy học cịn đơn điệu, hình thức kiểm tra chủ yếu là tự luận, GV và SV vẫn gặp nhiểu khó khăn trong q trình dạy học.

Thơng qua tổng hợp, phân tích kết quả góp ý, đánh giá giờ giảng của GV và kết quả tọa đàm góp ý chun mơn sau mơn học cho thấy: Việc ứng dụng các PPDH mới, phù hợp để tăng tính tích cực, tự giác học tập của SV và làm cho SV hứng thú với mơn học vẫn cịn hạn chế, GV chưa hướng cho SV khả năng tự học. Vì vậy, cần ứng dụng PPDH mới, phù hợp với môn GDHĐC và phù hợp với năng lực học tập của SV để có thể cải thiện kết quả học tập của SV là điều cần thiết..

Khảo sát thực trạng sử dụng PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học môn GDHĐC cho thấy đa số GV giảng dạy mơn học đã có nhận thức tương đối đúng đắn về bản chất của PPDH nêu và GQVĐ và đã có thái độ tích cực đối với PPDH này nhưng mức độ sử dụng của họ chưa thường xun và nếu có thì hiệu quả sử dụng lại chưa cao. Cịn về phía SV thì phần lớn SV chưa thực sự thể hiện tính tích cực trong quá trình học tập của mình, các em vẫn cịn tư tưởng thụ động, trơng chờ, ỷ lại vào GV. Vì vậy, kết quả học tập của các em chưa đạt được như mong muốn.

Phân tích kết quả kiểm tra, thi, khảo sát một vài tiêu chí đánh giá chất lượng học tập của các lớp so sánh sau thực nghiệm PPDH nêu và GQVĐ cho thấy kết quả của các tiêu chí đánh giá của SV ở lớp thực nghiệm có ưu thế hơn lớp đối chứng và các khóa đại học trước. Điều này chứng tỏ việc vận dụng PPDH này trong dạy học đã bước đầu mang lại hiệu quả cao hơn so với PPDH truyền thống. Chất lượng học tập của SV ở lớp thực nghiệm được nâng cao rõ rệt, SV học tập chủ động hơn, tích cực hơn, hứng thú học tập hơn.

Để thực hiện các kiểu dạy học của PPDH nêu và GQVĐ một cách có hiệu quả, luận văn cũng đưa ra một số điều kiện cần thiết và những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hơn khi vận dụng PPDH nêu và GQVĐ với cấp quản lý và cả GV trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, chúng tơi cũng nhận thấy rằng khơng có PPDH nào là vạn năng. PPDH nêu và giải quyết vấn đề dù có tích cực, tác dụng đến đâu cũng khơng thể giữ vai trị độc nhất trong QTDH. Vì vậy, việc vận dụng PPDH này trong q trình dạy học khơng có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các PPDH khác, mà tuỳ thuộc vào nội dung kiến thức, điều kiện hồn cảnh cụ thể của q trình dạy học, GV có thể lựa chọn, sử dụng kết hợp linh hoạt nhiều PPDH khác nhau để phát huy được thế mạnh vốn có của PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Mặt khác, cũng là để khắc phục những nhược điểm của PPDH này. Đó là việc làm cần thiết, cần phải thực hiện.

Trên đây là những kết luận chúng tôi rút ra từ thực tiễn nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi biết rằng các kết quả nghiên cứu đã đạt được mục đích của đề tài, song chỉ là kết quả bước đầu rất nhỏ bé so với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Với thời gian nghiên cứu ngắn, trình độ và kinh nghiệm của tác giả đề tài cịn hạn chế, nên luận văn khoa học khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi chân thành mong đợi những ý kiến, đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện thêm đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

II. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 97 - 98)