- Khó khăn khi vận dụng PPDH nêu và GQVĐ: Những khó khăn nào mà
2.3.2.6. Kết quả góp ý, đánh giá giờ giảng
Để đánh giá giờ giảng, tác giả sử dụng “Phiếu góp ý giờ giảng” [phụ lục 6] đã được nhà Trường ban hành theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 với 5 mức đánh giá: Điểm 5: Rất tốt, Điểm 4: Tốt, Điểm 3: Trung bình, Điểm 2: Kém, Điểm 1: Rất kém. Đề tài qui ước tỷ lệ % của tổng điểm thực tế trên tổng điểm tối đa nếu trên 80% giỏi, từ 60% - 80% khá, từ 40 – 60% trung bình, 20 - 40% yếu, 20% trở xuống kém.
Theo qui định của thủ tục qui trình này thì mỗi lớp học sẽ bố trí GV dự giờ 1 lần, mỗi lần dự giờ góp ý gồm 3 GV. Ở khóa 31 có 5 lớp học chính qui, khóa 32 có 6 lớp học, khóa 33 có 8 lớp học, tổng cộng gồm 19 lớp ở các khóa bao gồm các lớp chuyên ngành GDTC, HLTT, YSHTDTT, QLTDTT, TTGT nhưng do điều kiện có hạn nên Khoa GDTC chỉ tổ chức dự giờ, góp ý giờ giảng mơn GDHĐC mỗi GV giảng dạy được dự giờ góp ý 1 lần trong năm học. Tổng hợp lại có 12 lượt dự giờ, góp ý giờ giảng. Kết quả tính tốn tổng hợp được trình bày ở bảng 2.25 – phụ lục 8.
Dựa vào kết quả tính tốn ở bảng 2.25 (phụ lục 8) và biểu đồ 2.4 cho thấy có 10 tiêu chí góp ý, đánh giá giờ giảng trong đó tiêu chí số 3 (Thể hiện phương pháp
giảng dạy, nghệ thuật lôi cuốn, hấp dẫn người học) có tỷ lệ % thấp nhất là 58.9%,
kế đến là tiêu chí thứ 4 (Cách đặt câu hỏi gợi mở tính tích cực của SV; cách trả lời,
giải quyết vấn đề của GV rõ ràng, dễ hiểu) là 61.1%. 2 tiêu chí này đề cập đến
PPDH và nghệ thuật giảng dạy của GV được đánh giá thấp nhất so với các tiêu chí khác cao nhất là tiêu chí số 1(Sự phù hợp giữa mục đích, nội dung bài giảng với đối
tượng giảng dạy) là 74.4%. Nhìn chung, 10 tiêu chí có tỷ lệ % từ 58.9 – 74.4 nếu
đánh giá riêng lẽ so với tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí ở mức đánh giá là loại khá chỉ ngoại trừ tiêu chí số 3 là loại trung bình nhưng đánh giá tổng hợp bằng số điểm của 10 tiêu chí với 36 lượt góp ý (thể hiện trên 36 phiếu góp ý giờ giảng) là 66.78%. Kết quả này cho thấy: các GV góp ý giờ giảng cho rằng giờ dạy của các GV chỉ ở mức khá và họ cũng đóng góp ý kiến rằng GV nên ứng dụng các PPDH mới, phù hợp hơn để tăng tính tích cực, tự giác học tập của SV hơn, làm cho SV hứng thú với học tập hơn vì SV vẫn cịn thụ động trong q trình lên lớp, SV chưa chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tinh thần tự học, tự nghiên cứu của SV còn hạn chế.
Biểu đồ 2.4: Tổng hợp kết quả góp ý, đánh giá giờ giảng mơn GDHĐC của GV 2.3.2.7. Kết quả họp tọa đàm chuyên môn sau môn học
Mỗi năm học, Khoa GDTC tổ chức tọa đàm chuyên môn mỗi môn học mà Khoa phụ trách 1 lần nhằm rút ra những ưu điểm và khuyết điểm trong cơng tác giảng dạy, qua đó tìm ra biện pháp để khắc phục những sai lầm mắc phải trong quá trình giảng dạy. Vấn đề tọa đàm đặt ra: Thực trạng học tập môn GDHĐC của SV, biện pháp nào nâng cao chất lượng học tập môn GDHĐC cho SV?
Sau khi xử lý thông tin và số liệu, chúng tôi nhận thấy một số GV nhận xét đa số SV có động cơ học tập, có tinh thần học tập tích cực. Trong khi đó, cũng có GV
nhận xét SV chưa có kỹ năng học tập, học tập cịn thụ động, lên lớp ít phát biểu, ít tham gia đóng góp cho bài học, kỹ năng thực hành, vận dụng còn hạn chế, học tập còn qua loa, đối phó chưa đi sâu vào việc tìm tịi và nghiên cứu. Nhìn chung, đa số GV qua các cuộc tọa đàm chuyên môn cho rằng chất lượng học tập mơn GDHĐC của SV vẫn cịn thấp và đa số GV cũng đề xuất một vài biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và học tập của SV như sau:
- Đối với nhà trường: đảm bảo mỗi lớp học từ 30 – 50 SV với các trang thiết bị dạy học phù hợp với môn GDHĐC.
- Đối với giảng viên: luôn luôn trau dồi kỹ năng sư phạm, mạnh dạn ứng dụng các PPDH hiện đại phù hợp vào trong quá trình giảng dạy, khi ứng dụng cần minh chứng tính hiệu quả của PPDH đã sử dụng; GV nên gần gũi, thân thiện để hiểu SV hơn; cần hiểu rõ năng lực của SV để đưa ra các yêu cầu phù hợp nhằm gia tăng áp lực học tập vừa phải cho SV; yêu cầu chuẩn bị bài học ở nhà trước khi lên lớp và kiểm tra sự chuẩn bị đó; các bài tập cho SV thực hiện nên hướng vào thực tế cuộc sống và nghề nghiệp sau này; hướng dẫn, trang bị cho SV phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Như vậy, kết quả tọa đàm chuyên môn sau môn học cho thấy: Về thực trạng học tập của SV chưa tốt lắm, chất lượng học tập chưa cao, SV chưa chủ động trong giờ học, chưa có phương pháp tự học hợp lý, chưa vận dụng được kiến thức môn học. Về giảng dạy, GV chưa ứng dụng nhiều PPDH hiện đại phù hợp trong quá trình giảng dạy mơn GDHĐC, chưa hướng cho SV khả năng tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ.
Nhận xét:
Khi phân tích thực trạng giảng dạy mơn GDHĐC tại Trường cho thấy: Kết quả kiểm tra, thi cử của SV phân loại yếu, kém, trung bình chiếm tỷ lệ % ở các khóa học tương đối cao, trong khi đó mức độ nhận thức, tinh thần, thái độ học tập, sự hứng thú, mức độ hài lòng của SV đều thể hiện ở các mức đánh giá có chiều hướng tốt. Đến đây, chúng ta mới thấy tại sao các tiêu chí đánh giá này có chiều hướng tốt mà kết quả học tập chưa tốt lắm? Phải chăng GV chưa ứng dụng các PPDH hiện đại phù hợp vào trong QTDH mà vẫn duy trì sử dụng các PPDH truyền thống? Để làm rõ các vấn đề này, thông qua tổng hợp, phân tích kết quả góp ý, đánh giá giờ giảng
của GV và kết quả tọa đàm góp ý chun mơn sau mơn học cho thấy: Việc ứng dụng các PPDH mới, phù hợp để tăng tính tích cực, tự giác học tập của SV và làm cho SV hứng thú với mơn học vẫn cịn hạn chế, GV chưa hướng cho SV khả năng tự học. Như vậy, kết quả thăm dò thực trạng học tập môn GDHĐC của SV và giảng dạy của GV nói lên rằng cần ứng dụng PPDH mới, phù hợp với môn GDHĐC và phù hợp với năng lực học tập của SV để nâng cao kết quả học tập của SV ngày càng tốt hơn.
2.4. NGUYÊN NHÂN VỀ HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT Tp.HCM ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT Tp.HCM