Quy trình dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33)

Qui trình “Dạy học nêu và giải quyết vấn đề” được thực hiện thông qua 3 bước như sau:

Bước 1: Đặt vấn đề

GV đưa ra một vấn đề hay một hệ thống các vấn đề để làm sao cho SV nhận thấy đó là vấn đề học tập cần thiết (có thể dưới hình thức câu hỏi) và làm xuất hiện tình huống có vấn đề, SV cần phải tìm câu trả lời và cách giải quyết vấn đề đó. Mục tiêu của bước này là giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề, giúp SV tiếp nhận, sẵn sàng và mong muốn tham gia giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Bước này được tiến hành thông qua 3 bước:

* Bước 1a: Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề

Để thực hiện bước này có nhiều cách giới thiệu tình huống khác nhau như kể một câu chuyện, thuật lại một sự kiện, nêu một bài học, xem một đoạn video ... chứa đựng vấn đề GV đã xác định trước đó.

Ở phần giới thiệu vấn đề yêu cầu người dạy đưa ra những tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Có cơ sở từ nội dung học tập. + Liên quan đến thực tiễn.

+ Giúp phát triển kĩ năng tư duy ở mức cao. + Thu hút sự quan tâm, hứng thú từ người học. + Khuyến khích hợp tác, giải quyết vấn đề. Các mức độ thể hiện của vấn đề:

- Mức độ 1: Bài tập vận dụng

Thường là bài tập vận dụng cuối bài học hoặc chương và được trình bày ngay trong giáo trình. Ở mức độ này, vấn đề sẽ phát triển kĩ năng tư duy của SV ở mức độ biết và hiểu. Vấn đề được giới hạn trong khuôn khổ chương trình học tập và đều đã biết với SV.

- Mức độ 2: Câu chuyện thực tế dựa trên bài tập

Là sự chuyển hoá các bài tập vận dụng ở mức độ 1 thành các tình huống trong thực tiễn và được thể hiện thông qua các câu chuyện. Mức độ này giúp phát triển kĩ năng hiểu và vận dụng cho SV. Mức độ này có ưu điểm là có sự liên quan của tình huống với thực tiễn đời sống của SV. Từ đó SV sẽ nhận thức rõ ý nghĩa của môn học và tích cực tham gia tìm hiểu, giải quyết vấn đề.

- Mức độ 3: Tình huống thực tế

Đây là mức độ cao nhất của vấn đề và là mục tiêu hướng tới khi sử dụng dạy học nêu và GQVĐ. Đó là những tình huống trong thực tế, chứa đựng những nội dung kến thức trong chương trình học tập mà SV chưa biết. Muốn giải quyết được cần phải tự định hướng và chiếm lĩnh tri thức cần thiết không chỉ trong một môn học mà có thể trong nhiều môn; không chỉ trong lí thuyết mà còn trong thực tiễn. Mức độ này giúp SV phát triển các kĩ năng tư duy bật cao như phân tích, tổng hợp, so sánh thông qua các hoạt động khám phá, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

* Bước 1b: Phát hiện và nhận dạng vấn đề nẩy sinh * Bước 1c: Phát biểu vấn đề cần giải quyết

Bước 2: Giải quyết vấn đề

GV chỉ ra cho SV thấy xung quanh vấn đề mà GV vừa đưa ra trong vốn tri thức đã có của mình những gì đã biết, những gì chưa biết, cần tập trung suy nghĩ theo hướng nào để đi đến giải quyết vấn đề đặt ra. Thực hiện bước này GV có thể

trình bày một cách ngắn gọn, sát thực những yêu cầu đặt ra bằng hình thức thuyết trình hoặc những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, giả thuyết....

Với những vấn đề mà kiến thức SV chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ thì GV cần dẫn dắt SV thông qua hệ thống câu hỏi có tính chất tái hiện dẫn dắt, gợi ý đến câu hỏi có tính chất sáng tạo.

* Bước 2a: Phân tích vấn đề, đề xuất các giả thuyết

Thông qua thảo luận chung cả lớp hoặc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm với sự hỗ trợ phù hợp từ phía giáo viên (nếu cần), cá nhân hoặc các nhóm sẽ đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề.

* Bước 2b: Thực hiện giải quyết các giả thuyết

Dựa trên các giả thuyết đã nêu trong bước 2a, tiến hành giải quyết các giả thuyết.

Bước 3: Kết luận vấn đề

SV vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề một cách độc lập, tự do thảo luận, phát biểu kết luận và đi đến kết luận vấn đề, đồng thời có thể tiếp tục phát hiện những vấn đề học tập mới nảy sinh.

Kết quả của giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc hiểu vấn đề và sự lí giải hợp lí cho vấn đề. Bước này cũng được tiến hành thông qua 2 bước:

* Bước 3a: Trình bày kết quả và đánh giá * Bước 3b: Phát biểu kết luận

Đây là bước quan trọng, thể hiện sự xem xét lại các kiến thức liên quan tới bài học đã lĩnh hội được thông qua giải quyết vấn đề. Qua đó đáp ứng được mục tiêu học tập đã đề ra của bài học.

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình dạy học nêu và giải quyết vấn đề * Các mức độ của dạy học nêu và giải quyết vấn đề

GV căn cứ vào độ khó của vấn đề, vào năng lực của người học có thể tiến hành dạy học nêu và giải quyết vấn đề theo các mức độ sau:

Mức 1: GV thực hiện toàn bộ các bước đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề

Mức 2: GV đặt vấn đề, phát triển vấn đề bằng câu hỏi nhận thức, người học độc lập giải quyết vấn đề.

Mức 3: GV đặt vấn đề, người học ý thức được vấn đề, phát biểu vấn đề thành câu hỏi nhận thức, nêu giả thuyết giải quyết vấn đề

Các

mức Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch Giải quyết vấn đề Kết luận

1 GV GV GV HS GV

2 GV GV HS HS GV+HS

3 HS+GV HS HS HS HS+GV

4 HS HS HS HS HS+GV

Bảng 1.1:Các mức độ của dạy học nêu và giải quyết vấn đề

(Nguồn: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Tâm lí – Giáo dục, Trần Bá Hoành (2002))

Có thể nói, tính đa dạng và phong phú của tình huống có vấn đề trong dạy học làm cho phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề có khả năng phù hợp với nhiều đối tượng SV có năng lực học tập khác nhau. Nhờ tình huống có vấn đề có các mức độ từ dễ đến khó mà dạy học nêu và giải quyết vấn đề thực sự là phương pháp dạy học có tác dụng làm đòn bẩy cho sự tích cực học tập và phát triển tư duy của học sinh.

Dựa vào qui trình tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề, qui trình sử dụng PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học Giáo dục học cần tuân theo các bước sau:

- Tạo ra tình huống có vấn đề: cung cấp cho người học các sự kiện trong đó hàm chứa mâu thuẫn giữa kinh nghiệm, hiểu biết của họ về các sự kiện đó với khả năng hiện tại để giải quyết chúng. Vì vậy, một mặt các sự kiện được nêu trong tình huống thường phải gần gũi, quen thuộc với người học, mặt khác cách đặt vấn đề phải mới. Phương châm hữu ích ở đây là: vấn đề mới của những sự kiện không mới; suy nghĩ mới về những điều không mới.

- Giải quyết vấn đề: sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề đã được đặt ra trong các tình huống có vấn đề. Chẳng hạn:

+ Sử dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp để dẫn dắt, gợi mở. + Tổ chức thảo luận chung cho cả lớp

+ Tổ chức thảo luận từng nhóm nhỏ, sau đó đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. SV độc lập tiến hành nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Sau đó SV báo cáo kết quả công việc của mình trước lớp.

- Củng cố và tổng kết. Tuỳ theo dạng tình huống có vấn đề đặt ra như thế nào mà GV có thể tổ chức củng cố và tổng kết theo cách tương ứng:

+ Giáo viên trực tiếp rút ra kết luận hay khái quát những tri thức cần thiết + Sinh viên cùng thống nhất ý kiến chung

+ Sinh viên tự rút ra kết luận, kinh nghiệm cho bản thân mình.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w