Việc phân loại các tình huống có vấn đề trong mơn GDH đã được nhiều nhà nghiên cứu như V.Ơcơn, A.M Machiuxkin, I. J. Lecne, I.F.Kharlamơp... đề cập. Các tác giả đã đưa ra nhiều cách phân loại dựa trên các cơ sở khác nhau. Đáng chú ý là ý kiến của M.I.Krugliac: việc phân loại tình huống nên chú ý đến tính chất của tình huống, căn cứ vào nguồn tạo ra tình huống, u cầu đề ra cho hoạt động trí tuệ khi nghiên cứu ý nghĩa của tình huống [22]. Căn cứ vào ý kiến này và các kiểu tình huống chung điển hình đã nêu ở trên, tác giả thấy trong dạy học mơn GDH có thể tạo ra một số kiểu tình huống có vấn đề sau:
1. Các tình huống có vấn đề nêu lên mâu thuẫn trong bản thân lý luận Giáo dục học.Tình huống này nảy sinh khi có mâu thuẫn giữa lý thuyết này với lý thuyết khác về cùng một vấn đề GDH, địi hỏi phải phân tích, so sánh, lựa chọn, bổ sung,
để tìm ra một quan niệm, một khái niệm giáo dục đúng. Tình huống này có thể biểu hiện ở 2 dạng sau đây:
- Tình huống nảy sinh khi có sự khơng phù hợp giữa nhiều quan điểm lý thuyết về một vấn đề GDH.
- Tình huống nảy sinh khi SV tìm hiểu một vấn đề lý luận giáo dục có mâu thuẫn với những biểu tượng, với những khái niệm cũ của học sinh, mâu thuẫn với những lý luận mà SV biết về vấn đề đó.
2. Các tình huống có vấn đề nảy sinh do mâu thuẫn giữa một số vấn đề lý luận
Giáo dục học với thực tiễn giáo dục, thực tiễn nhà trường phổ thông, cao đẳng và đại học, mâu thuẫn giữa lý luận Giáo dục học mà sinh viên đã học với công tác thực hành sư phạm. Để giải quyết tình huống có vấn đề này, GV gợi cho SV phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa nguyên nhân và kết quả để rút ra ý nghĩa lý luận chuẩn xác, tìm biện pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn giáo dục một cách sáng tạo. Đồng thời thông qua thực tiễn giáo dục để kiểm nghiệm và bổ sung hoàn thiện lý luận giáo dục. Loại tình huống này có thể biểu hiện cụ thể sau đây:
- Tình huống có vấn đề nảy sinh do mâu thuẫn giữa lý luận giáo dục đã học với tình hình thực tế xã hội, thực tiễn giáo dục.
- Tình huống có vấn đề nảy sinh do mâu thuẫn giữa lý thuyết GDH với kết quả cơng tác thực hành có tính chất nghiên cứu của HS.
3. Các tình huống có vấn đề nảy sinh do mâu thuẫn trong thực tiễn giáo dục do
mâu thuẫn giữa thực tiễn nơi này, địa phương này với nơi khác, địa phương khác về một chủ đề giáo dục, hoặc do mâu thuẫn trong công tác thực hành của SV. Để giải
quyết tình huống này, SV phải phân tích chỗ đúng, sai, tìm ngun nhân, rút ra kết luận đúng. Từ đó nêu được quan điểm, tri thức giáo dục chính xác và tìm được cách thức hoạt động đúng. Tình huống này có thể biểu hiện như sau:
- Tình huống có vấn đề xuất hiện do sự không phù hợp giữa thực tiễn và kinh nghiệm giáo dục nơi này với thực tiễn và kinh nghiệm giáo dục nơi khác.
- Tình huống có vấn đề nảy sinh khi GV trình bày theo kiểu so sánh các hiện tượng giáo dục, các phương pháp, biện pháp, các kỹ năng ứng xử vấn đề giáo dục - dạy học ở các trường phổ thơng và trường sư phạm.
- Tình huống có vấn đề nảy sinh do mâu thuẫn trong một vấn đề thực tiễn giáo dục hay một bài tập nhận thức, đòi hỏi SV phải tìm tịi biện pháp về cách thức xử lý thoả đáng. Bài tập nhận thức có thể là một câu chuyện thực tế nóng hổi, cũng có thể là một câu chuyện văn học mang ý nghĩa giáo dục. Muốn giải quyết tình huống có vấn đề này, SV phải nắm được lý luận khái quát đúng đắn để định hướng giải quyết.