0
Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 39 -40 )

Để đạt hiệu quả cao khi vận dụng PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học môn GDHĐC, người GV khơng những phải có trình độ văn hố, trình độ trí tuệ, tư duy mà phải có cả thái độ, kỹ năng, trách nhiệm, cởi mở trong giờ học trên lớp để tạo khơng khí thoải mái, có như vậy mới phát huy được khả năng tích cực của SV.

GV ngồi việc nắm vững bản chất của PPDH nêu và GQVĐ, để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả PPDH này thì phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

- Giảng viên phải được đào tạo chu đáo, đúng chuyên môn: Đối với PPDH

nêu và GQVĐ, một PP có nhiều ưu thế nhưng vận dụng khó, càng địi hỏi GV phải nắm chắc nội dung. Nếu hiểu nội dung một cách mơ hồ thì khơng thể tiến hành dạy học bằng PPDH nêu và GQVĐ. Rõ ràng, không thể dạy tốt, dạy hay khi GV khơng hiểu sâu sắc kiến thức mình dạy. Có nắm vững kiến thức chun mơn GV mới có thể khai thác, sắp xếp một cách khoa học các thông tin từ sách vở, tài liệu, các phương tiện thông tin liên quan tới nội dung dạy học. Có nắm vững kiến thức chun mơn GV mới có đủ tự tin khi đứng trên lớp, không e ngại trước thắc mắc

của học trò, băn khoăn của đồng nghiệp cũng như những đòi hỏi của các cấp quản lý và của SV.

- Giảng viên phải có tâm với nghề nghiệp: Có tâm với nghề ở mỗi GV thể

hiện ở hai mặt chính là yêu nghề và yêu người. Bởi vậy, mỗi GV khi xác định được con đường mình đang đi, sự nghiệp mình đang giữ thì trước hết phải yêu nghề. Yêu nghề được thể hiện ở chỗ biết vượt khó, say mê nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tri thức, chuyên môn giảng dạy. Để thực hiện mỗi bài giảng ở trên lớp, người GV phải làm việc với nhiều công đoạn, từ lập kế hoạch bài giảng, thiết kế bài giảng, thiết kế các hoạt động dạy và học, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, đánh giá. GV phải biết áp dụng công nghệ hiện đại, biết lựa chọn các tư liệu hình ảnh phù hợp làm cho bài giảng thêm sinh động thu hút sự chú ý của SV; đồng thời phải chú ý ngữ điệu, ngôn ngữ cho phù hợp với bài giảng, phù hợp với đối tượng SV bởi hoạt động giảng dạy không chỉ mang tính giáo dục mà cịn mang tính giáo dưỡng. Nhưng để thực sự trở thành người GV có tâm với nghề nghiệp thì việc giỏi về chuyên môn, vững tay nghề vẫn chưa đủ mà người GV phải có tình u thương con người, tình cảm u q, tơn trọng SV; tận tình bảo ban, khuyên nhủ, động viên, chia sẻ giúp SV vượt qua những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.Trong môi trường sư phạm, người GV không chỉ truyền thụ cho SV tri thức, mà còn phải dạy cho SV cả về tư cách đạo đức và biết định hướng cho tương lai, sự nghiệp của mình. Đồng thời, GV cần chỉ cho SV thấy được lương tâm của nghề nghiệp và trách nhiệm của họ đối với quê hương, đất nước. Hội tụ đủ các yếu tố trên, người GV mới thực sự là người có tâm với nghề nghiệp và xứng đáng là “kỹ sư tâm hồn” của thế hệ trẻ tương lai.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 39 -40 )

×