- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của bài học: Sự phân loại của PPGD
b. Kết quả định lượng
3.3.2. Kết luận rút ra từ kết quả thực nghiệm
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học phần “Lý luận giáo dục” môn GDHĐC, kết hợp với các biện pháp điều tra khác như: phiếu điều tra ý kiến SV, trao đổi với đồng nghiệp, với SV, chúng tôi rút ra những kết luận tổng quát sau:
Thứ nhất, kết quả giờ học thực nghiệm cũng cho thấy, SV ở lớp thực nghiệm
vừa nắm chắc, hiểu sâu sắc và đạt kết quả về mặt tri thức, kỹ năng, vừa say mê, hứng thú, năng động hơn trong suốt quá trình học tập.
Thứ hai, vận dụng PPDH nêu và GQVĐ vào quá trình dạy học được diễn ra
theo một quy trình khoa học và hợp lý. Quy trình này đã phát huy được tính tích cực của người học. Quy trình này cũng được các đồng nghiệp góp ý, khẳng định tính khoa học, tính thực tiễn và hồn tồn có khả năng được áp dụng phổ biến trong trường ĐH TDTT Tp.HCM.
Thứ ba, cùng với quá trình thực nghiệm diễn ra theo kế hoạch ban đầu, nhằm
tìm hiểu và khai thác sâu hơn việc nắm bắt cũng như vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức của SV thơng qua q trình các em trả lời câu hỏi trên lớp và câu hỏi tự luận dưới dạng đề mở. Kết quả cho thấy:
- Lớp đối chứng: Đa số SV đều tỏ ra lúng túng khơng trả lời được hoặc nếu có thì rất chật vật khó khăn trước những câu hỏi mang tính suy luận nhằm khắc sâu kiến thức. Phần lớn họ chỉ trả lời được những câu hỏi có tính học thuộc, tái hiện. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là ở chỗ ngay cả những câu hỏi suy luận đơn giản các em cũng rất lúng túng, các em cũng rất nhanh quên kiến thức trước những câu
hỏi mang tính tái hiện. Nói cách khác SV dễ dàng quên ngay những kiến thức mang tính học thuộc sau khi làm bài và lúng túng trước những câu hỏi suy luận.
- Lớp thực nghiệm: Đa số SV đều trả lời được những câu hỏi mang tính chất suy luận. Các em ln chủ động trong q trình trả lời câu hỏi và có nhu cầu thực tiễn cuộc sống. 80% SV có cách thức trả lời câu hỏi mang tính chất suy luận đều rất sáng tạo, thể hiện rõ sự hiểu bài, nắm vững kiến thức và có sự liên hệ thực tế rất logic. Điều đáng lưu ý ở đây là SV lớp thực nghiệm có cách diễn đạt rất tự tin, rõ ràng, thể hiện chính kiến của bản thân và thực sự hứng thú với nội dung bài học.
Kết quả trên đây một lần nữa giúp chúng ta khẳng định tính hiệu quả của việc vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề so với phương pháp truyền thống mà các em học từ trước đến nay.
Kết luận chương 3
Nhằm kiểm tra tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng PPDH nêu và GQVĐ để dạy học môn GDHĐC (phần Lý luận giáo dục, chương 6: “Quá trình giáo dục” và chương 8: “Phương pháp giáo dục”), tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm có đối chứng. Sau khi thực hiện đầy đủ các bước thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy kết quả học tập của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành so sánh một vài tiêu chí đánh giá giữa các lớp TN, ĐC với SV của các khóa đại học trước đây. Kết quả cho thấy các lớp TN ln có ưu thế hơn các khóa đại học khác.
Như vậy, việc vận dụng PPDH nêu và GQVĐ trong quá trình dạy học đã có tác dụng rõ rệt, đã phát huy được tính tích cực của người học và góp phần nâng cao chất lượng kết quả học tập môn GDHĐC ở trường ĐH TDTT Tp.HCM. Qua đây, chúng ta có thể khẳng định được tính khả thi của việc vận dụng PPDH nêu và GQVĐ vào quá trình dạy học mơn GDHĐC ở trường ĐH TDTT Tp.HCM.