Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 96)

Cơ chế, chính sách để xây dựng nông thôn mới hiện còn chưa đồng bộ, ngoài 07 nội dung được hỗ trợ 100% theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ, phần còn lại mức hỗ trợ cho từng đối tượng chưa rõ, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cho các xã theo khu vực chưa được xác định cụ thể, việc lồng ghép các chương trình khác với chương trình nông thôn mới còn nhiều khó khăn, bất cập. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ có một số tiêu chí chưa phù hợp với thực tế từng vùng, từng địa phương dẫn đến rất khó thực hiện (như các tiêu chí về đường giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hoá, chợ nông thôn, nhà ở dân cư, thu nhập, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất...).

Muốn làm được điều này chúng ta cần quan tâm đề ra cơ chế chính sách hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cùng với đó là khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, khuyến khích mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đảm bảo cho người lao động nông thôn có thu nhập, đời sống ổn định. Tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng cho khu vực nông thôn, đẩy mạnh công tác dạy nghề, đào tạo nghề để phục vụ cho nông nghiệp, thực hiện hiệu quả, lồng ghép các chương trình chính sách về nông nghiệp, nông thôn và giảm nghèo bền vững

KẾT LUẬN

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp là thuộc tính vốn có của các Nhà nước, bởi lẽ, hoạt động nông nghiệp là một trong hoạt động nền tảng của xã hội mà bất kỳ Nhà nước nào cũng phải quan tâm.

Thực tiễn Quản lý Nhà nước về nông nghiệp, hiện nay, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mà để giải quyết phải có hệ thống lý luận sâu sắc và hoàn chỉnh. Trên cơ sở, những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được trình bày tại luận văn này, tôi xin rút ra một số kết luận cơ bản sau đây:

1. Không thể có một sự phát triển nông nghiệp bền vững mà không có một bộ máy quản lý có hiệu quả (một Nhà nước có nền chính trị ổn định, có hệ thống pháp luật, bộ máy điều hành có hiệu lực và các công cụ quản lý phù hợp)

2. Để tăng cường hiệu lực, nâng cao vai trò Quản lý Nhà nước đối với hoạt động nông nghiệp, cần phải tiến hành đổi mới sâu sắc về nhận thức, cải cách mạnh mẽ hệ thống tổ chức và họat động của bộ máy Nhà nước nói chung và cơ quan quản lý nông nghiệp nói riêng; đề cao trách nhiệm công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nhằm đảm bảo khơi thông các nguồn lực, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển nông nghiệp một cách nhanh, bền vững.

3. Sau hơn 20 năm đổi mới, về cơ bản, nền kinh tế đã thoát khỏi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp tạo lập những cơ sở ban đầu của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Theo đó, hoạt động nông nghiệp cũng có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí và giao lưu các nền văn hóa trong và ngoài nước.

4. Ngành nông nghiệp Khoái Châu đã từng bước khẳng định được vai trò kinh tế của mình trong quá trình đổi mới, Hội nhập và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế huyện, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.

Mặc dù vậy, với những kết quả đã đạt được, nông nghiệp Khoái Châu vẫn chưa đạt được hiệu quả xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và tỉnh với những tiềm năng, lợi thế hiện có. Để hoạt động nông nghiệp huyện tiếp tục trên đà tăng trưởng, cần phải tích cực thực hiện liên tục, không ngừng các hoạt động, trong đó có hoạt động Quản lý Nhà nước nhằm phấn đấu trong thời gian ngắn tới, nông nghiệp huyện sẽ trở thành ngành kinh tế đầy triển vọng, ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của huyện Khoái Châu. Muốn đạt được điều đó, nông nghiệp huyện Khoái Châu phải thực hiện tốt mấy điểm sau đây:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các tầng lớp dân cư, một bộ phận các cấp, các ngành về vai trò của hoạt động nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế xã hội của huyện Khoái Châu.

- Cụ thể hóa các giải pháp phát triển nông nghiệp huyện trong thực tiễn, trong đó có giải pháp tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan Quản lý Nhà nước về nông nghiệp huyện Khoái Châu.

- Phối hợp chặt chẽ với các huyện, tỉnh, thành phố lân cận cùng phát triển hoạt động nông nghiệp, thực hiện tốt chủ trương phát triển liên Vùng, liên Ngành, là động cơ cho các hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm nông nghiệp trong khu vực.

- Tích cực phát huy nội lực, tăng cường đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp để đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nông nghiệp của huyện Khoái Châu và những nhận

định, đánh giá của cá nhân em. Do trình độ nhận thức, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, trong khuôn khổ một luận văn, có vấn đề gì chưa được hoàn thiện, rất mong các thầy, cô giáo chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý để hoàn thiện hơn.

Đồng thời, em rất cảm ơn: Lãnh đạo Ủy Ban Nhân dân huyện Khoái Châu, Phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu, Chi cục Thống kê huyện Khoái Châu, Cô giáo – TS Trần Minh Yến và các cá nhân có liên quan đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 5/2010), Báo cáo tác động của Hội nhập

kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO.

4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1997), Một số vấn đề về thực

trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ngành, vùng, thành phần) trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà

nước KHXH02. Hội thảo khoa học lần thứ nhất.

5. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2005), Chương trình mục tiêu quốc

gia giảm nghèo 2006-2010, Nxb Lao động, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Phát triển nông nghiệp

và nông thôn trong giai đoạn Công nghiệp hóa và hiện đại hóa

7. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm

đổi mới- Quá khứ và hiện tại, Nhà xuất Bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa

cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, Nxb Chính trị Quốc gia –

Sự thật

9. Bùi Chí Bửu (2010), “Bàn về chuyển dịch và sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta”, Tạp chí cộng sản, số 814, tháng 8.

10. Đỗ Kim Chung (2008), Giải pháp nào để phát triển doanh nghiệp nông

thôn nước ta, Hội thảo nông dân, nông nghiệp và nông thôn, Văn phòng

11. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2010), Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

12. Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (2008), Tình hình phát triển hợp

tác xã ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

13. Đảng bộ huyện Khoái Châu (2010), Nghị quyết BCH Đảng bộ lần thứ

XXIII, Văn kiện.

14. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2010), Nghị quyết BCH Đảng bộ lần thứ XVII, Văn kiện.

15. Phạm Vân Đình (2009), Chính sách nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

16. Michael Dower, Đặng Hữu Vĩnh dịch (2005), Bộ Cẩm nang Đào tạo và

Thông tin về Phát triển nông thôn toàn diện, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Anh (2010), Chuyên đề Sản xuất nông

nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững, Trung

tâm Học tập Cộng đồng.

18. Hoàng Phước Hiệp (2007), Với WTO, lịch sử mở trang mới dành cho Việt

Nam, Nxb Lao động Hà Nội.

19. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá

trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc

gia Hà Nội.

20. Hoàng Văn Hoan (2011), “Những vấn đề đặt ra đối với nông dân Việt nam và khuyến nghị chính sách”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 392.

21. Nguyễn Ngọc Nông (2004), Quy hoạch phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

23. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2007), Tình hình phát

triển doanh nghiệp nông thôn, Báo cáo.

24. Chu Tiến Quang – Chủ biên (2005), Huy động và sử dụng vốn các nguồn

lực trong phát triển kinh tế nông thôn – Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính

trị Quốc gia – Sự thật.

25. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt nam 20 năm đổi mới

và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam-

Hôm nay và mai sau, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Danh Sơn (2010), Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam

trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nhà xuất bản Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

28. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và

nông thôn ở Việt Nam- Con đường và bước đi, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

29. Ủy Ban nhân dân huyện Khoái Châu (2011), Quyết định số 01/2011/QĐ-

UBND ngày 16/3/2011 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu có tính cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2011 – 2015.

30. Ủy Ban nhân dân huyện Khoái Châu (2011), Quyết định số 03/2011/QĐ-

UBND ngày 14/4/2011 về việc Phê duyệt Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng tập trung vào xây dựng hạ tầng Giao thông – Thủy lợi giai đoạn 2011 – 2015.

31. Ủy Ban nhân dân huyện Khoái Châu (2013), Báo cáo Tình hình nông dân bỏ ruộng, trả ruộng đất.

32. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Tác động của Hội

nhập kinh tế quốc tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ một số nông sản ở Việt Nam: qua nghiên cứu chè, cà phê, điều, Nxb Lý luận Chính trị Hà Nội

33. Mai Thị Thanh Xuân (2006), Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở

Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Website: 34. www.chinhphu.vn 35. www.cpv.org.vn 36. www.haiduong.gov.vn 37. www.hungyen.gov.vn 38. www.khoaichau.hungyen.gov.vn 39. www.nongnghiep.vn 40. www.thaibinh.gov.vn

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w