Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 26)

Đất nông nghiệp là tài sản quý giá nhất, nguồn lực quyết định để người nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị thường hiện nay. Trong nhiều năm, Đảng và Nhà nước đã có những nỗ lực hỗ trợ nông dân tiếp cận quyền sử dụng đất đai.

- Chính sách đất đai đã tạo điều kiện cho nông dân chủ động lao động, sản xuất, kinh doanh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập.

So với các tầng lớp dân cư khác, nông dân Việt Nam được hưởng 3 lợi ích từ chính sách đất nông nghiệp: được giao đất nông nghiệp không mất tiền; được quyền chủ động sắp xếp kế hoạch canh tác và bán nông sản theo nguyên tắc thị trường để cải thiện cuộc sống; được chuyển nhượng quyền sử dụng đất như một tài sản. Nhờ đó, cuộc sống của nông dân được cải thiện.

- Chính sách đất nông nghiệp tạo điều kiện để nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Chế độ giao đất cho hộ nông dân và coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ cho phép họ lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi nhất trên đất được giao đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình, nhiều xã, nhiều huyện, tỉnh lựa chọn cơ cấu sản xuất thích hợp. Trong cả nước, số hộ độc canh lúa giảm đi. Đã xuất hiện nhiều hộ, nhiều trang trại chuyên canh nông sản hàng hóa.

- Chính sách đất nông nghiệp hỗ trợ nông dân tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Việc hợp thức hóa quyền sử dụng đất nông nghiệp bằng cách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân đã hỗ trợ họ không chỉ trong thực hành giao dịch quyền sử dụng đất an toàn, nhất là cho thuê, góp vốn sản xuất, mà còn giúp họ thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng.

- Chính sách đất nông nghiệp đã bước đầu khuyến khích nông dân tích tụ, tập trung đất để kinh doanh hiệu quả hơn.

Về mặt pháp lý, có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp, được Nhà nước bảo hộ, nên nông dân có thể chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho nhau hoặc thuê mướn để có diện tích đất nông nghiệp liền khoảnh, quy mô lớn thích hợp với cơ giới hóa, từ đó thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật và thâm canh. Những người không có khả năng làm nông nghiệp hiệu quả cũng có thể nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác để có tiền chuyển sang làm các nghề phi nông nghiệp. Nhờ đó, quá trình chuyên môn hóa ngành nghề và “sàng lọc” để tìm ra người làm nông nghiệp giỏi được thúc đẩy nhanh hơn. - Chính sách đất nông nghiệp kích hoạt thị trường bất động sản ở nông thôn, tạo điều kiện phân bổ đất nông nghiệp hiệu quả, hình thành nhiều ngành nghề mới ở nông thôn.

Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nông thôn được kích hoạt đã tạo điều kiện cho giao dịch quyền sử dụng đất thuận lợi hơn, chi phí giao dịch

giảm. Do có thể chuyển nhượng dễ dàng quyền sử dụng đất nông nghiệp nên đất đai cũng được sử dụng hiệu quả hơn theo tín hiệu của thị trường, nhờ đó thúc đẩy quá trình phân bổ lại đất đai giữa trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi, đồng thời góp phần khôi phục và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w