Tình trạng nông dân bỏ ruộng

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 42)

Huyện Khoái Châu với diện tích tự nhiên là 13.091,55 ha, trong đó đất nông nghiệp là 8.537, 51 ha (chiếm 65%), dân số năm 2012 là 187.863 người, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ, nền nông nghiệp đã có một bước tiến khá, song còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Qua quá trình chuyển đổi, diện tích lúa của huyện cả năm giữ ổn định khoảng 7.400 ha, năng suất lúa trong những năm vừa qua luôn dẫn đầu toàn tỉnh, đạt trên 12,5 tấn/ha/năm. Diện tích cây ăn quả ra đồng tăng lên 1.920 ha; diện tích ruộng trũng cấy lúa cho thu nhập thấp chuyển đào ao, phát triển mô hình kinh tế trang trại khoảng 500 ha (năm 2013) cho hiệu quả kinh tế cao hơn, các loại cây trồng khác cũng thay đổi phù hợp theo nhu cầu của thị trường; toàn huyện có khoảng 124 trang trại đạt tiêu chí mới theo thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT của Bộ NN và PTNT. Hiện nay, trên địa bàn đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao như: Vùng nhãn chín muộn, vùng chuyên cây ăn quả, vùng chuối tiêu hồng, vùng

sản xuất cây dược liệu và hoa cây cảnh,… đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, vùng chuyên sản xuất lúa lại cho hiệu quả thấp, cộng với thiên tai, dịch hại liên tiếp xảy ra đã dẫn đến tình trạng nông dân không còn mặn mà với đất lúa đang là một trở ngại lớn cho việc xây dựng một cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, đồng bộ, vững chắc theo hướng CNH, HĐH.

Theo thống kê sơ bộ báo cáo của các xã, thị trấn về tình hình nông dân trả ruộng, bỏ ruộng, trên địa bàn huyện như sau:

STT Xã, Thị trấn Đất được nhà nước giao nông dân bỏ ruộng

Diện tích đất công ích 5% nông dân trả ruộng (ha) Số hộ Diện tích (ha) 1 Hồng Tiến 120 12.61 1.15 2 Tân Dân 8.26 3 Phùng Hưng 15.60 4 Việt Hòa 3 0.25 0.17 Tổng 123 12.86 25.18

Nguồn: Báo cáo về tình hình nông dân bỏ ruộng, trả ruộng đất năm 2013 của UBND huyện Khoái Châu.

- Tổng diện tích nông dân trả ruộng, bỏ ruộng: 38,4 ha

Trong đó: + Đất được nhà nước giao ổn định: 12.86 ha của 123 hộ dân; + Đất công ích 5%: 25,18 ha

- Diện tích nông dân trả ruộng, bỏ ruộng là diện tích đất trồng 2 vụ lúa.

Ngoài ra, ở một số xã như Đồng Tiến, Hồng Tiến,… người dân có ruộng nhưng không canh tác, phải khuyến khích trả tiền cho nông dân khác cấy lúa trên diện tích đó, đồng thời nộp tất cả các chi phí trên đầu sào

Nguyên nhân dẫn đến trả ruộng, bỏ ruộng: Do hiệu quả sản xuất lúa quá thấp, trong khi giá các loại dịch vụ, giá vật tư như giống, phân bón, thuốc BVTV…, giá thuê công lao động và cơ giới tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất

cao, trong khi đó giá lúa gạo 3 năm gần đây không tăng mà còn có xu hướng giảm, thu nhập của người dân từ sản xuất lúa thấp chỉ khoảng 20 triệu đồng/ ha/vụ; người dân chuyển nghề đi làm việc khác như: buôn bán, đi làm thuê,… thu nhập cao hơn làm ruộng, hộ gia đình lao động nông nghiệp chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em; Một số diện tích lua do thường xuyên bị ngập, úng, không thoát nước được, gây mất trắng hoặc giảm phần lớn năng suất lúa như khu Bè Linh xã Phùng Hưng, cánh yếm, khu tầm của xã Hồng Tiến, một số diện tích của xã Tân Dân và xã Việt Hòa,…;Chính sách đất đai của địa phương cho thuê khoán đất công điền 5% với giá cao, nhiều diện tích sản xuất đất nông nghiệp cho hiệu quả thấp, nông dân muỗn chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại hình khác rất khó khăn do chính sách ổn định đất lúa

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w