Chính sách phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 48)

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh của nền khoa học công nghệ phục vụ cho nông nghiệp. trên địa bàn huyện Khoái Châu bước đầu cũng đã ứng dụng thành công nhiều thành tựu khoa học công nghệ để làm tăng năng suất cây trồng cũng như giảm bớt những gánh nặng trên cơ bắp người nông dân, cụ thể đã đưa máy móc trang thiết bị ứng dụng trong sản xuất, máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu các giống cây năng suất phù hợp với điều kiện tự nhiên của nơi đây

Đặc biệt thời gian tới, cây chuối tiêu hồng tại Khoái Châu có cơ hội phát triển ổn định hơn nữa, khi dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong ứng

dụng kinh tế nông thôn miền núi giai đoạn 2011-2015 do Bộ KHCN triển khai. Theo đó, nhà nước, địa phương và doanh nghiệp cùng đầu tư cho công nghệ chế biến sau thu hoạch. Việc sản xuất gắn liền với quy trình chế biến hiện đại, tại chỗ sẽ giúp giá trị sản phẩm được nâng cao, qua đó nâng cao thương hiệu cho nông sản

Từ 10 năm nay cây chuối được coi là cây đổi đời ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Mỗi sào chuối chồng được 100 gốc chuối, tỉ lệ cây cho buồng đạt 80 cây. Với giá trung bình 80 nghìn/ 1 buồng chuối, trừ đi chi phí mỗi sào cho lãi khoảng 2 triệu đồng, còn với vụ chuối tết mỗi buồng có giá khoảng 200 nghìn đồng

Ông Lê Trọng Bình – Phó chủ tịch UBND huyện Khoái Châu nói: “Huyện hỗ trợ quảng bá sản phẩm. Sắp tới xây dựng hỗ trợ đăng ký thương hiệu với sản phẩm”.

Như vậy, với việc áp dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, nhất là đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch tại chỗ, người nông dân sẽ có cơ hội duy trì sản xuất bền vững, tránh tình trạng “được mùa – mất giá” như vẫn thường xảy ra. Ngoài ra, việc kết nối cung – cầu tại chỗ sẽ giúp sản xuất bền vững và nâng cao thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w