Chính sách bảo hộ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 47)

Khoái Châu là địa bàn cửa ngõ thủ đô và một số địa phương dân cư đông đúc, do vậy đây cũng là điều kiện thuận lợi khi sản phẩm nông nghiệp làm ra có được thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm. Nhưng vẫn cần có hướng đi đúng đắn và chủ động trong điều kiện có nhiều biến đổi từ kinh tế thị trường và những năm gần đây Khoái châu đã có nhiều chính sách mang tính đột phá đó là thành lập các vùng sản xuất đặc biệt, không chạy theo sản xuất hàng loạt mà định hướng phát triển theo chiều sâu hướng tới sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đậm bản sắc của huyện

Khi Việt Nam gia nhập WTO chính sách bảo hộ lao động bị thay đổi theo lộ trình hội nhập làm tăng khó khăn cho ngành nông nghiệp. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh với hàng hóa của các nước có điều kiện sản xuất tốt hơn nhập khẩu vào Việt Nam

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tham gia xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ

nhất là trong khâu sản xuất lúa xuất khẩu, hỗ trợ vốn xây dựng thủy lợi, giao thông nội đồng, tăng cường trợ giá giống cho nông dân, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp,...

Tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ nông dân trong việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lụt, dịch bệnh gây ra

Có cơ chế thực hiện đồng bộ mối liên kết 4 nhà: nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 47)